Trong lần Lục xuất Kỳ Sơn lần thứ 6 – cũng là chiến dịch Bắc phạt cuối cùng của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý đã thoát chết thần kỳ nhờ… “ý trời”.

Trận đánh cuối cùng của Gia Cát Lượng: Chi tiết Tư Mã Ý cho gạo vào miệng, ông ta biết

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng trong trận đánh cuối cùng.

Khi Thục – Ngụy tranh hùng, sự tồn tại của Tư Mã Ý là chướng ngại lớn nhất đối với Gia Cát Lượng. Để phá vỡ trở ngại này, Gia Cát Lượng đã cất công bày binh bố trận hòng dẫn dụ Tư Mã Ý và quân Ngụy rơi vào bẫy biển lửa mà quân sư nhà Thục Hán bày sẵn.

Hỏa công Thượng Phương Cốc: Mưu kế như thần của Gia Cát Lượng

Vốn biết thực lực của Gia Cát Lượng, quân Ngụy cũng ra lệnh cho Tư Mã Ý phải hoãn binh, không đánh. Vì thế hai quân giằng co rất lâu. Quân Thục từ xa đến nên cũng không thể giao chiến ngay.

Vì vậy Gia Cát Lượng dùng mưu dụ Tư Mã Ý vào Thượng Phương Cốc. Một mặt, ông cho quân dựng lều cỏ giữa hẻm núi, bên phía ngoài ngụy trang là kho lương thực, thực chất bên trong chứa đây hỏa dược.

Mặt khác, cho quân mai phục từ trên cao, sẵn sàng phóng hỏa nhằm biến Thượng Phương Cốc biến thành một biển lửa, chôn vùi Tư Mã Ý và quân Ngụy.

“Việc cần làm, ta cũng đã làm rồi. Chỉ chờ ý trời” – Gia Cát Lượng đứng trên cao quan sát và chờ đợi.

Đại đô đốc Tư Mã Ý vốn là người thận trọng. Khi đứng trước cửa cốc đã toan tính rất kỹ. Sau một hồi suy nghĩ, Tư Mã Ý hạ lệnh đại quân tiến vào Thượng Phương Cốc nhằm cướp lại quân lương mà quân Thục Hán lấy trước đó. Lúc này, mưu kế của Gia Cát Khổng Minh đã thành một nửa.

Trận đánh cuối cùng của Gia Cát Lượng: Chi tiết Tư Mã Ý cho gạo vào miệng, ông ta biết

Gia Cát Lượng đứng trên cao quan sát thế trận hỏa công.

Nhìn thấy Tư Mã Ý và những người khác sắp bị chôn trong biển lửa, Gia Cát Lượng thốt lên: “Tư Mã Ý cuối cùng ngươi cũng chạy vào mồ rồi”.

Khoảnh khắc Tư Mã Ý lấy nắm gạo cho vào miệng nếm, ông ta biết trong gạo tẩm dầu hỏa. Cả đội quân mắc mưu Gia Cát Lượng. Cả Thượng Phương Cốc toàn là hỏa dược.

Đúng lúc đó, Thượng Phương Cốc bốc hỏa lớn, quân mai phục liên tục phóng hỏa xuống bên dưới, Tư Mã Ý sắp bị chôn thây vĩnh viễn tại đây. Đến cuối cùng, người này cũng không thể thắng nổi Thừa Tướng nhà Thục Hán.

Giữa biển lửa, Tư Mã Ý chấp nhận thất bại, kêu đại quân đầu hàng, buông bỏ vũ khí chạy ra cửa hang. Một lòng thán phục kế đánh thông minh của Gia Cát Lượng. Về phần mình, thà chết chứ không chịu đầu hàng.

Trận đánh cuối cùng của Gia Cát Lượng: Chi tiết Tư Mã Ý cho gạo vào miệng, ông ta biết

Tư Mã Ý kề gươm lên cổ, thà chịu chết chứ không hàng quân Thục.

Từ trên cao, Gia Cát Lượng lúc này đã già cả, quỳ xuống gọi to tên Lưu Bị mà nói: “Chủ công… Trung Nguyên có thể bình định rồi. Đại Hán có thể trung hưng rồi”.

Gia Cát Lượng nghe thấy quân của Tư Mã Ý hát khúc ca “Gió thổi vi vu, sông Dịch lạnh. Tráng sĩ một đi không trở về”  thì biết đây là bài hát trước khi Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng.

Tư Mã Ý hát bài này chứng tỏ ông ta thề không đội trời chung với quân Thục Hán, đến chết vẫn một lòng trung thành với chủ công.

 “Tư Mã Ý không hổ danh là một anh hùng. Đáng kính, đáng phục”.

Nhưng!

“Nhân tính không bằng trời tính”

Giây phút Tư Mã Ý vung kiếm kề cổ mình và nói “Tiên Đế! Thần đến gặp người đây”, thì bỗng những giọt mưa rơi tí tách trên thân kiếm. Trời mưa! Một hạt. Hai hạt… Trời mưa rất lớn.

Cơn mưa oan nghiệt dần dập tắt biển lửa ở Thượng Phương Cốc.

Gia Cát Lượng đứng im một hồi rồi cất tiếng: “Suốt 9 tháng nay, Kỳ Sơn không một lần mưa, tại sao hôm nay mưa lớn ngập trời chứ? Trời không giúp ta mà giúp họ Tào. Ta Bắc phạt 10 năm, 6 lần ra Kỳ Sơn, hôm nay, khó khăn lắm mới dụ Tư Mã Ý vào đường cùng này. Nhưng cơn mưa lớn này đã cứu hắn và… đã hại ta rồi”.

Nói xong, Gia Cát Lượng thổ huyết, ngã xuống. Trên đường trở về, mang bệnh nặng.

Trận đánh cuối cùng của Gia Cát Lượng: Chi tiết Tư Mã Ý cho gạo vào miệng, ông ta biết

Gia Cát Lượng “trách trời’” xong thì thổ huyết, ngã xuống.

Nhiều giờ sau khi thoát khỏi biển lửa ở Thượng Phương Cốc, Tư Mã Ý nói với con trai rằng, lâu nay mình không tin vào thiên văn nhưng sau cơn mưa cứu mạng, đã vô cùng biết ơn trời cao với lòng tin không chút nghi ngờ.

Thêm vào đó, sự kiện Thục-Ngụy đối đầu ở Thượng Phương Cốc không có thật trong lịch sử. Hỏa công Thượng Phương Cốc thất bại là minh chứng rõ nét cho việc “thần cơ diệu toán” Gia Cát Khổng Minh dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể đi ngược ý trời.

Thất bại sau chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, Gia Cát Lượng qua đời vì bệnh nặng và áp lực lớn, thọ 54 tuổi.