Duy Khánh được biết đến là nam ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng bật nhất trong thời điểm trước năm 1975. Ông được người đời xưng tụng là một trong ” tứ trụ nhạc vàng” cùng với Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường.

Ca sĩ Duy Khánh sinh năm 1938, tên thật là Nguyễn văn Diệp, quê ở Quảng Trị. Ông là con áp út trong một gia đình vọng tộc gốc thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường – phụ chánh Đại Thần có uy quyền tối thượng trong nhiều đời vua triều Nguyễn.

Ca sĩ Duy Khánh: xuất thân danh gia vọng tộc, được xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng - Hình 1

Thân sinh của Duy Khánh là cụ Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh Quảng Trị. Mẹ ông là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Đỗ Văn Diêu, chánh quán làng Đầu Kênh, Triệu Phong, là một phụ nữ mẫu mực và nghiêm khắc.

Ông bắt đầu hành trình trở thành ca sĩ từ năm 1954, sau đó chuyển sang sáng tác các ca khúc để đời từ những năm đầu 1960. Sau khi được nhiều người biết đến, ông không hề chối bỏ gốc gác sinh ra ở một vùng quê nghèo khổ, thay vào đó ông tự hào khẳng định: “Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua”, khiến bao người càng yêu mến và cảm phục.

Cả cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Duy Khánh đều gắn liền với nền tân nhạc miền Nam. Điều này có thể thấy rõ lòng chung thủy yêu mến quê hương tha thiết trong lòng ông. Dù ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào, ông luôn hãnh diện khi là con dân của miền núi Mai sông Hãn.

Cuộc đời theo đuổi âm nhạc của Duy Khánh không gặp phải quá nhiều trắc trở. Năm 1949, Duy Khánh may mắn được cha mẹ cho vào Huế theo học chương trình trung học đệ nhất cấp. Chính tại cố đô trầm mặc này, Duy Khánh đã bắt đầu những bước đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc lừng danh của mình.

Ca sĩ Duy Khánh: xuất thân danh gia vọng tộc, được xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng - Hình 2

Năm 1952, Duy Khánh đạt được giải nhất cuộc thi tuyển chọn ca sĩ do đài Pháp Á tổ chức tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó để tiếp tục sự nghiệp âm nhạc của mình, ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống và bắt đầu ghi âm đĩa nhựa kết hợp với đi diễn khắp nơi.

Ban đầu ông lấy nghệ danh là Tăng Hồng, sau đó là Hoàng Thanh để tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc tại các rạp chiếu bóng và hợp tác với ban văn nghệ của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

Thời gian đầu của sự nghiệp, ông thường hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai (người sau này trở thành bạn đời của ông). Khác với 2 nam danh ca là Anh Ngọc và Duy Trác – vốn chỉ hát nhạc t.iền chiến trên đài phát thanh và thu dĩa nhựa, thì Duy Khánh lại chọn theo đuổi loại nhạc có âm hưởng từ dân ca và đã rất thành công vì hợp với thị hiếu của đại đa số quần chúng khi đó.

Ông thường trình diễn những bài ca quê hương – những sáng tác của các nhạc sĩ Lam Phương, Hoàng Thi Thơ, Hoài An… và đa số là ca khúc Phạm Duy như Vợ Chồng Quê, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Quê Nghèo, Về Miền Trung,…

Ca sĩ Duy Khánh: xuất thân danh gia vọng tộc, được xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng - Hình 3

Năm 1965, ông song ca với nữ danh ca Thái Thanh và thu âm bài hát Con đường cái quan của Phạm Duy. Tiếp nối thành công này, ông thu âm thêm bản trường ca Mẹ Việt Nam. Đến ngày nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với tên t.uổi của Thái Thanh và Duy Khánh.

Từ năm 1959, Duy Khánh bắt đầu viết nhạc. Âm nhạc của ông thường gợi nhớ đến tình yêu quê hương, đất nước, mang hơi hướng dân ca xứ Huế và được đón nhận vô cùng nồng nhiệt. Hai bài hát đầu tay của ông là Ai ra xứ huế và Thương về miền trung.

Điểm đặc biệt của âm nhạc Duy Khánh là không sử dụng sáo ngữ, chỉ thuần là ngôn ngữ đơn sơ của người dân bình thường; đồng thời các ca khúc còn ẩn chứa những nét trong sáng, thiết tha. Ngoài ra, nhạc sĩ Duy Khánh không viết những bản nhạc ca tụng tình cảm trai gái thông thường, thay vào đó ông thường lồng vào bối cảnh quê hương, đất nước. Điển hình như: Biết Trả Lời Sao, Thư Về Em Gái Thành Đô, Mưa Bay Trong Đời, Mùa Chia Tay, Đêm Bơ Vơ…

Ca sĩ Duy Khánh: xuất thân danh gia vọng tộc, được xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng - Hình 4

Tiếp đó, trong giai đoạn năm 1960 – 1975, Duy Khánh kêu gọi anh em nhạc sĩ nổi tiếng như Trịnh Lâm Ngân, Đỗ Kim Bảng, Duy Khánh, Trúc Phương… lập nhóm xuất bản tờ nhạc mang tên 1001 Bài Ca Hay. Các tác phẩm do nhóm xuất bản được các tín đồ yêu âm nhạc đ.ánh giá cao vì bản in đẹp và minh họa công phu do chính Duy Khánh chủ trương thực hiện.

Năm 1988, ông sang Mỹ và hát độc quyền cho Trung tâm Làng Văn. Ngoài việc xuất hiện trên một số cuốn video của trung tâm Asia ông còn thành lập trung tâm Trường Sơn để ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.

Về cuộc sống hôn nhân, cuộc đời Duy Khánh gắn bó với 3 người phụ nữ. Mối tình đầu của ông là ca sĩ Tuyết Mai, người cùng hát song ca với ông trong những năm đầu của sự nghiệp. Bà Tuyết Mai sinh cho ông hai người con, hai người chia tay nhau vào khoảng năm 1960.

Năm 1964, Duy Khánh thành hôn với Âu Phùng, một vũ công xinh đẹp trong ban vũ Lưu Bình Hồng. Hai người cũng có với nhau hai người con. Tuy nhiên sau đó họ cũng ly hôn nhau.

Vào khoảng giữa thập niên 1970, Duy Khánh thành hôn với bà Thuý Hoa và chung sống cho đến lúc cuối đời. Lúc đó họ sinh sống ở Vũng Tàu, và đó cũng là thời điểm mà Duy Khánh tổ chức được những buổi nhạc hội rất thành công.

Ca sĩ Duy Khánh: xuất thân danh gia vọng tộc, được xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng - Hình 5

Một thời gian sau biến cố 1975, khi các đoàn ca nhạc được phép hoạt động trở lại, Duy Khánh mượn danh phòng Thông Tin Văn Hoá ở địa phương để thành lập đoàn Quê Hương, quy tụ được nhiều nghệ sĩ danh tiếng trước năm 1975 đi biểu diễn khắp nơi, trong đó có nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân… và các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến…

Sau nhiều năm tháng ra vào bệnh viện vì những căn bệnh trầm kha, năm 2003 Duy Khánh đã qua đời ở t.uổi 66. Gia đình và người hâm mộ đã không khỏi tiếc thương trước sự ra đi của ông.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã nói khi đưa tiễn ông về bên kia thế giới: “Trong giọng hát của Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”.

Ca sĩ Duy Khánh: xuất thân danh gia vọng tộc, được xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng - Hình 6