Đầu đuôi mọi chuyện đại khái như sau: Lưu Bị tấn công Lưu Chương ở Tây Xuyên, Lưu Chương không phải đối thủ, bèn cầu viện Trương Lỗ ở Hán Trung.

Trương Lỗ phái Mã Siêu mới đầu hàng mình đưa quân vào Tây Xuyên, đối đầu với Lưu Bị ở ải Hà Manh. Mã Siêu và Trương Phi đánh một trận lớn, khó bề phân giải, cuối cùng Gia Cát Lượng dùng kế, ép Mã Siêu đi vào đường cùng, phải đầu hàng Lưu Bị.

Quan Vũ đang trấn thủ Kinh Châu nghe tin này xong bèn viết thư cho Lưu Bị, đại ý là: Nghe nói Mã Siêu đại chiến với Trương Phi ở ải Hà Manh, võ công cao cường, Quan Vũ muốn đi Tây Xuyên một chuyến để tỉ thí với Mã Siêu một phen.
Hình ảnh nhân vật Mã Siêu trên phim.

Hình ảnh nhân vật Mã Siêu trên phim.

Sau khi nhận được thư, Lưu Bị rơi vào thế khó xử, bèn nhờ Khổng Minh. Khổng Minh gửi lại một bức thư cho Quan Vũ, đại ý là:

“Võ nghệ của Mã Siêu chỉ được như học trò của Anh Bố, Bành Việt nhà Hán, chỉ có thể tỉ thí cao thấp với hạng võ biền như Triệu Vân, Trương Phi, sao có thể so sánh được với Mỹ Nhiêm Công (ông râu đẹp) anh dũng vô song? Trấn thủ Kinh Châu là việc lớn, xin tướng quân hãy thận trọng!”

Quan Vũ cười lới, nói: “Quân sư hiểu lòng ta.” Sau đó ông cho chép lại bức thư đó 50 lượt để các thuộc hạ đọc.

Dựa vào việc này, rất nhiều người nói rằng Quan Vũ kiêu căng ngạo mạn, không hề tôn trọng Mã Siêu, nghe nói võ nghệ của Mã Siêu và Trương Phi khó phân cao thấp, bèn đòi tỉ thí một trận.

Sau khi được Gia Cát Lượng khen là Mỹ Nhiêm Công lại như mở cờ trong bụng, dẹp luôn ý định đi Tây Xuyên đấu võ với Mã Siêu. Quan Vũ muốn đi Tây Xuyên đấu với Mã Siêu là do kiêu ngạo, không chấp nhận ai vượt qua mình.

Nhưng thật ra, mục đích của Quan Vũ không phải như vậy. Ý định của ông thực chất không phải muốn đánh với Mã Siêu một trận, mà là muốn mượn uy danh của mình để khiến Mã Siêu tâm phục khẩu phục.

Trong lần đầu tiên Lưu Bang gặp Anh Bố, ông vừa rửa chân vừa thể hiện vẻ mặt xem thường tiếp đón Anh Bố;

Từ Mậu Công thắng trận trở về, Lý Thế Dân không những không khen thưởng ông, ngược lại còn mượn lời đồn thổi của người khác nói ông có công sinh lòng tự mãn, khiển trách gay gắt Mậu Công trước mặt biết bao người;

Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú mỗi lần bàn bạc việc quân sự và chính trị trọng đại với quần thần, đều trưng cầu ý kiến Mã Viện – người mình vừa lòng nhất cuối cùng.

 

Người dùng những thủ đoạn này đều có mục đích như nhau, đó là sợ đối phương kiêu căng tự mãn, không thể làm việc cho mình, hoặc đối phương tự nghĩ bản thân có công lớn, sinh ta hành vi lạm quyền.

Lúc này Mã Siêu vừa mới gia nhập Thục Hán, nhưng lại có bản lĩnh sánh ngang với tướng quân hàng đầu của Lưu Bị là Trương Phi, phe cánh Thục Hán không có một tướng quân nào khác có thể ngang hàng với Trương Phi, trong lòng khó tránh sinh ra tự kiêu.

Quan Vũ đưa ra quyết định này là để cho Mã Siêu biết rằng, ngoài Trương Phi và Triệu Vân ra, trong tay Lưu Bị còn có một Mỹ Nhiêm Công tuyệt luân siêu quần đang trấn thủ ở Kinh Châu, từ đó điều chỉnh thái độ kiêu căng ngạo mạn của Mã Siêu, khiến Mã Siêu răm rắp nghe theo Lưu Bị.
 Vừa hay tin Mã Siêu đầu hàng Lưu Bị, tại sao Quan Vũ phải tức tốc viết thư cho huynh trưởng đòi so tài với Mã Siêu? - Ảnh 2.

Tranh vẽ chân dung 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi.

Quan Vũ đáp lời Gia Cát Lượng, rằng “Quân sư hiểu lòng ta”, không phải ý muốn nói Gia Cát Lượng khen mình võ nghệ hơn người mà ý muốn nói Gia Cát Lượng biết dụng ý của Quan Vũ, đó là để mình mượn cơ hội này ca ngợi bản thân một phen, khiến Mã Siêu nghe được tin đồn, từ đó phải kiêng nể với mình, vậy mới có thể tận tâm với Lưu Bị.

 

Hành động của Quan Vũ nhìn bên ngoài thì thấy có vẻ vô cùng kiêu ngạo nhưng ý đồ của ông quả thật chỉ hướng đến sự trung thành với Lưu Bị, thể hiện được sự sáng suốt, suy nghĩ thấu đáo của một võ tướng.