Phút chót, Tư Mã Ý bất ngờ giữ được tính mạng liền hoảng hốt tháo chạy, còn Gia Cát Lượng chứng kiến tình cảnh liền thổ huyết, ngửa mặt trách trời không giúp Lưu mà ủng Tào, than khóc: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

 

Kẻ không mạnh không xứng làm đối thủ, người không hiểu mình đâu đáng để kết giao. Nếu như cuộc đối đầu giữa Lưu Bị và Tào Tháo mang lại cho chúng ta nhiều cảm xúc hào hùng, thì trận chiến giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý lại cho ta thấy cuộc đọ trí đầy trí tuệ bên cạnh một chữ ‘Nhẫn’.

 

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Gia Cát Lượng lục xuất Kỳ Sơn, nhiều lần đánh nước Ngụy không thành vì có Tư Mã Ý đối đầu. Gia Cát Lượng biết rằng muốn phạt Ngụy, định Trung Nguyên, thì ắt phải trừ Tư Mã Ý, nên quyết tâm bày mưu trừ khử. Sau nhiều lần tương kế tựu kế, cuối cùng Gia Cát Lượng dẫn dụ Tư Mã Ý đến một nơi gọi là Thượng Phương Cốc – là một con hẻm nhỏ nằm giữa2 sườn núi hiểm trở, thích hợp cho việc thiết lập thế trận mai phục, dự tính sẽ hoả thiêu “kỳ phùng địch thủ” cùng mấy mươi vạn tinh binh của Tư Mã Ý tại đây.

 

 

Một mặt, Gia Cát Lượng ra lệnh cho một đội quân khiêu chiến, giả vờ thất bại để dẫn dụ Tư Mã Ý đuổi theo. Đồng thời Thừa tướng nhà Thục cho quân dựng những lều cỏ ở giửa hẻm núi, lừa Đại đô đốc nhà Ngụy đó là kho lương nhưng thực chất lại chôn đầy hỏa dược xung quanh.

Ngay khi Tư Mã Ý và quân Ngụy tiến vào Thượng Phương Cốc, Gia Cát Lượng đã ra lệnh cho quân mai phục phóng hỏa, kích nổ hỏa dược đã chuẩn bị từ trước, khiến Thượng Phương Cốc biến thành một biển lửa.

Cứ nghĩ mọi việc chu toàn, số phận của cha con Tư Mã Ý chấm dứt ở đây, nào ngờ, người tính không bằng trời tính. Kỳ Sơn, 9 tháng không có mưa nay bỗng chốc mây gió kéo về, trời đổ một trận mưa lớn chưa từng có, nhờ đó mà cha con Tư Mã Ý thoát nạn trong gang tấc, vui mừng khôn xiết, còn Gia Cát Lượng lại phải ôm hận nghìn thu.

 

 

Tư Mã Ý bất ngờ giữ được tính mạng liền hoảng hốt tháo chạy, còn Gia Cát Lượng chứng kiến tình cảnh liền thổ huyết, ngửa mặt trách trời không giúp Lưu mà ủng Tào, than khóc: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Tại sao Gia Cát Lượng lại không dùng xạ tiễn để trừ Tư Mã Ý?

Gia Cát Lượng vốn rất tự tin vào thần cơ diệu toán của mình nên một mặt đã chia quân ra các ngả, một mặt cho quân đi tập kích doanh trại của Tư Mã Ý cho nên phần còn lại mai phục ở Thượng Phương Cốc chẳng còn đáng là bao, lực lượng không đủ để mà xạ tiễn quân địch, hơn nữa do khoảng cách cũng không đủ để nhắm bắt chính xác.

Mặt khác, lực lượng của Tư Mã Ý lại hàng vạn quân, số lượng lớn gấp bội phía Gia Cát Lượng khi đó chỉ có 500 quân tinh nhuệ, nếu như không rút mau thì khéo mạng cũng chẳng còn.

 

Đây cũng là số Trời đã định, người tính không bằng Trời tính. Ngay cả việc Gia Cát Lượng hạ sơn phò tá Lưu Bị, thì trước khi xuất sơn Thủy Kính tiên sinh đã biết trước kết cục phục hưng Hán thất bất thành: “Gia Cát Lượng gặp được minh chủ nhưng không gặp thời”.

Thế gian vạn vật đổi dời, tưởng chừng như hỗn độn vô quy tắc nhưng trên thực tế tất cả đều là có an bài chi tiết, không thế thì làm sao các bậc Thánh nhân xưa kia có thể dự đoán được sự việc cả trăm ngàn năm sau đó. Ngay như Gia Cát Lượng cũng để lại cho đời sau không ít dự ngôn kinh thiên động địa, ví dụ như câu: “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn”.

Vậy nên, không thể không có chuyện ông không biết được kết cục này. Chỉ có điều vạn vật trên đời sinh ra và mất đi đều mang trên mình một sứ mệnh, bản thân Gia Cát Lượng cũng không phải người ngoại lệ. Cuộc đời ông sinh ra chính là để viết lên bốn chữ: “Cúc cung tận tụy” cho muôn đời noi theo.