Xem bạn có thuộc đối tượng này không khi cải cách tiền lương chính thức có hiệu lực kể từ 1/7/2024.

Nhóm đối tượng không được tăng lương 32% từ 1/7/2024

Dự kiến từ ngày 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng). Vậy công chức, viên chức biên chế có thuộc đối tượng được tăng lương không?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo Nghị quyết 27, từ 1/7/2024 sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù.

Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước.

Cải cách tiền lương, chế độ tiền lương mới, lương công chức viên chức

Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho những đối tượng này, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng.

Mức lương mới kể cả bảo lưu của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết 27, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.

Như vậy, hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần) con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước.

Khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho họ, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng.

Do đó, có thể từ 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần) có thể sẽ không được tăng lương.

Đối tượng công chức, viên chức không được tăng lương nêu trên sẽ được xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù.

Cải cách tiền lương, chế độ tiền lương mới, lương công chức viên chức

Từ 1/7/2024 tăng lương hưu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động lên bao nhiêu?

Đối với cán bộ, công chức, viên chức:

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Vừa qua, ngày 15/02, tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết về việc điều chỉnh tăng lương hưu như sau:

Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.

Do đó, cần phải tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì phải tăng lương hưu ít nhất lên 15%.

Như vậy, khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ kéo thêm nhiều thay đổi trong đó cần điều chỉnh lương hưu cho phù hợp nhất.

Theo những thông tin trên thì dự kiến nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì phải tăng lương hưu ít nhất lên 15%.

Đối với người lao động

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã nêu vấn đề về lương hưu khi cải cách tiền lương như sau:

Theo Bộ trưởng, hiện lương hưu được chi theo mức lương cơ sở, khi bỏ lương cơ sở từ 1/7/2024 thì sẽ tính lương của người nghỉ hưu thế nào. Những đang người hưởng lương hưu có được cải cách tiền lương cùng với khu vực công hay không, nếu cải cách thì mức tăng là bao nhiêu phần trăm?

Đồng thời, theo quy định pháp luật hiện hành trường hợp áp dụng cách tính lương người nghỉ hưu theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá (hay hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội) tương ứng hàng năm.

Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Lưu ý: Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở.

Tuy nhiên khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ thực hiện bỏ lương cơ sở lúc này việc tính lương người nghỉ hưu cũng sẽ thay đổi.

Ngoài ra, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024. Việc tăng lương này có thể ảnh hưởng đến tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.



Từ các thông tin trên, từ ngày 01/7/2024 khi mức lương khu vực công và doanh nghiệp có sự thay đổi. Lúc này sẽ có sự tính toán cân đối, hài hòa trong việc điều chỉnh lương hưu của người lao động.