Từ xưa đến nay, luôn có ý kiến cho rằng Gia Cát Lượng Bắc phạt là hành động hiếu chiến, khiến nước Thục vốn đã nhỏ yếu từng bước rơi vào vực thẳm diệt vong.

 

Những ý kiến này cũng cho rằng binh pháp của Gia Cát Lượng hoàn toàn không thể đem ra áp dụng, ông hoàn toàn không thạo đánh trận, vậy mà vẫn cố đánh nước Nguỵ, đây chẳng phải hiếu chiến thì là gì?

Thật ra, xem xét vấn đề ở góc độ của Thục Hán lúc bấy giờ cũng như tài năng của Gia Cát Lượng, cách nói này vô cùng sai lầm.

Chúng ta biết Gia Cát Lượng là nhân tài được ca tụng là “thiên cổ danh tướng”, tuy rằng Gia Cát Lượng quả thật không giỏi dùng binh đánh trận, nhưng việc ông đem quân đi đánh nước Nguỵ chắc chắn không phải vì tính hiếu chiến, mà đó là sự tính toán lâu dài cho nước Thục.

Chúng ta hãy xem những khó khăn mà nước Thục phải đối mặt sau khi Lưu Bị chết:

 

Thứ nhất, nhiều vùng thuộc Nam Trung nổi loạn.

Thứ hai, Tào Nguỵ cũng đang chằm chằm nhìn vào nước Thục như hổ đói nhìn con mồi.

Thứ ba, Tôn Ngô sẵn sàng nhân cơ hội tốt này mà thừa nước đục thả câu. Có thể nói thời điểm này chính quyền Thục Hán đang trong tình trạng vô cùng bấp bênh, nguy hiểm cận kề.

Thay vì tiến hành Bắc phạt, nếu Gia Cát Lượng nghỉ ngơi để khôi phục nội lực, liệu nước Thục có lật ngược được tình thế thê thảm? - Ảnh 1.

Chúng ta hãy xem nước Thục ra sao khi được Gia Cát Lượng quản lý: Gia Cát Lượng quản lý Thục Hán, khuyến khích trồng trọt, kho lương thực đầy, vũ khí sắc bén, dự trữ dồi dào, triều đình không còn cảnh phù phiếm, trên đường không có kẻ say.

Đánh giá của “Tư trị thông giám” về Gia Cát Lượng là: “Có thể gọi là nhân tài trị quốc, sánh được với Quản Trọng, Tiêu Hà!”

Có thể nói dưới sự quản lý của Gia Cát Lượng, nước Thục đã tràn trề sức sống, xét về điểm này đã có thể chứng minh Gia Cát Lượng không phải kẻ hiếu chiến.

Vả lại, việc Bắc phạt của Gia Cát Lượng là hoàn toàn đúng đắn, bởi khi ấy những người sáng suốt đều hiểu rõ, cùng với sự lớn mạnh từng ngày của Tào Nguỵ, nước Thục chắc chắn sẽ bị chèn ép tới chết. Nguyên nhân là bởi đất Thục xưa kia không được như khu vực Trung Nguyên, diện tích đất canh tác không hề lớn, chủ yếu là đồi núi gập ghềnh hiểm trở.

Nếu như Gia Cát Lượng chọn nghỉ ngơi lấy sức, nước Thục có thể sẽ phục hồi và lớn mạnh hơn. Nhưng e rằng đến được lúc ấy thì nước Nguỵ đã quá mức lớn mạnh rồi, một khi so về tốc độ phát triển, nước Thục phát triển một thì nước Nguỵ có khi phát triển mười, đến lúc ấy, Tào Ngụy nuốt chửng Thục Hán không còn là việc khó.

Chỉ có cách thực hiện Bắc phạt, kìm hãm sự phát triển của Tào Ngụy, Thục Hán mới có thể tìm được cơ hội tồn tại và phát triển trong tương lai.

Thay vì tiến hành Bắc phạt, nếu Gia Cát Lượng nghỉ ngơi để khôi phục nội lực, liệu nước Thục có lật ngược được tình thế thê thảm? - Ảnh 2.

 

Không chỉ vậy, tâm nguyện ban đầu của Lưu Bị khi lập nên chính quyền Thục Hán là “khôi phục nhà Hán, trở về cố đô”.

Khi Lưu Bị qua đời ở thành Bạch Đế, nội bộ nước Thục không hề thống nhất, tình hình cũng hết sức phức tạp.

Thời điểm này cần gấp rút thực hiện một mục tiêu chung, đó chính là phục hưng nhà Hán, tập trung cho việc lớn để dẹp bỏ những mâu thuẫn nhỏ hơn bên trong nội bộ. Đó cũng là lý do Gia Cát Lượng buộc phải chọn việc Bắc phạt.

Vậy nếu như Gia Cát Lượng chọn nghỉ ngơi lấy sức, kết quả cuối cùng sẽ ra sao? Kết cục rất có thể sẽ là, đợi đến khi Gia Cát Lượng qua đời, phe chủ chiến và phe chủ hoà bắt đầu tranh đấu, Lưu Thiện tin và nghe theo lời tiểu nhân, nước Thục bị ăn mòn từ bên trong và rơi vào con đường diệt vong.