Đúng vậy, Tào Tháo và Tôn Quyền đều là những người có trí tuệ hơn người, lại là quân vương một nước, có một câu nói rất hay như này: “Tôn trọng đối thủ tức là tôn trọng chính mình”. Chúng ta tất nhiên cần tôn trọng những người bạn vĩ đại của mình nhưng khi đối diện với kẻ thủ mạnh, càng không thể giả tình giả nghĩa, thay vào đó cần phải thẳng thắn cảnh cáo đối phương, thể hiện quan điểm của bản thân.

Tào Tháo từng nói: “Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu”, từ câu nói này có thể thấy được Tào Tháo rất đề cao, coi trọng con người của Tôn Quyền. Thế nhưng qua tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”, tài năng, trí tuệ của Tôn Quyền vẫn luôn bị xem nhẹ, dưới ngòi bút của La Quán Trung, vị quân chủ này hầu như không có gì là xuất sắc, thậm chí còn không được bằng như Lưu Bị.

Tài năng thực sự của Tôn Quyền, Tào Tháo còn phải nể
 Tào Tháo đem quân đánh Đông Ngô, Tôn Quyền viết 1 lá thư vỏn vẹn 16 chữ, Tào Tháo vừa đọc xong lập tức cho rút quân - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.

Thế nhưng trên thực tế, việc nhà Ngô có thể yên ổn tồn tại nhiều năm như thế, cũng đủ để thấy được sự lợi hại của Tôn Quyền. Tôn Ngô hưởng trọn vẹn yếu tố “nhân hòa” nhưng về sau, việc lập người kế vị không tránh khỏi dấy lên tranh chấp giữa các bên.

Được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Mã Bá Dung, bộ phim ăn khách nổi tiếng “Tam Quốc cơ mật”‍ là bộ phim về mưu quyền thời tam quốc, mặc dù có nhiều chi tiết hư cấu, làm quá, nhưng từ đầu đến cuối, bộ phim vẫn luôn tôn trọng yếu tố lịch sử, các chi tiết đều không bị bỏ qua.

Trong trận Xích Bích, Tôn Lưu liên minh, dùng hỏa công để đánh bại Tào quân, Tào Tháo thất bại thảm hại buộc phải rút quân.

Tào Tháo vốn muốn thống nhất thiên hạ nhưng lại chưa có cơ hội, song thắng thua là chuyện bình thường với nhà binh, mất đi rồi vẫn có thể đoạt về lại.

Sau trận Xích Bích, thế lực của Tôn Quyền dần trở lên lớn mạnh, là cái đinh trong mắt Tào Tháo. Cho nên, Tôn Quyền trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tập đoàn Tào Ngụy lúc bấy giờ.

 Tào Tháo đem quân đánh Đông Ngô, Tôn Quyền viết 1 lá thư vỏn vẹn 16 chữ, Tào Tháo vừa đọc xong lập tức cho rút quân - Ảnh 1.

Tranh minh họa.

Mùa xuân năm 213, Tào Tháo thống lĩnh bốn mươi vạn bộ binh và kỵ binh tấn công Nhu Tu Khẩu của Tôn Quyền. Không lâu sau thì công phá thành công doanh trại Tôn Quyền thiết lập ở bờ Tây Trường Giang, nhờ đó bắt được Công Tôn Dương – Đô đốc dưới trướng Tôn Quyền làm tù binh.

Binh lực trong tay Tôn Quyền khi ấy có khoảng bảy vạn quân, không thể đối chọi ngang sức với quân đội của Tào Tháo, hai quân cứ kéo dài như thế khoảng hơn một tháng.

Có một lần, Tào Tháo mang theo mấy trăm người lên núi quan sát tình hình, nhìn thấy tàu chiến cùng các loại vũ khí tinh nhuệ của Tôn Quyền, quân đội dàn trận theo đội hình, quân kỳ ngũ sắc, binh khí sắc bén, quân đội chỉnh tề, Tào Tháo thở dài nói: “Sinh con trai phải giống như Tôn Quyền, còn con trai của Lưu Bị cũng chỉ là dạng heo, chó!”.

Cho nên, Tào Tháo cử tướng sĩ đi thúc ép Tôn Quyền nhưng chưa lần nào thành công, ngược lại còn khiến bản thân rơi vào cảnh khó khăn, phải đến khi quân đội cứu viện đến mới có thể thoát khỏi khó khăn.

Tào Tháo từ ấy không dám coi thường Tôn Quyền nữa, nhưng nếu giờ bản thân rút quân thì lại mất hết sĩ diện, việc ấy khiến Tào Tháo tiến thoái lưỡng nan, do dự không quyết.

Lá thư 16 chữ khiến Tào Tháo rút quân

Trùng hợp là đúng lúc ấy, Tào Tháo lại nhận được một lá thư từ Tôn Quyền. Trong thư có hai trang giấy, một trang viết là: ” Xuân thủy phương sinh, công nghi tốc khứ”, tờ còn lại viết tám chữ khác là: “Túc hạ bất tử, cô bất đắc an”. Mười sáu chữ này, ẩn chứa ý nghĩa sâu xa.

Nội dung thư trên trang thứ nhất có nghĩa là: Đến dịp khai xuân của mùa xuân, ông nên nhanh chóng rời đi.” Đây có lẽ là sách lược dùng uy thế để ép buộc thẳng thừng. Quả đúng như vậy: “Mưa xuân lất phất, nước lũ sắp lên” hoàn toàn không có lợi cho tướng sĩ phương Bắc chinh chiến.

Tám chữ ấy trong tình thế chiến tranh bấy giờ, còn có thể xem như lời khiêu khích, để nói cho Tào Tháo biết rằng lần trước là hỏa chiến, lần này có thể sẽ là thủy chiến.

Song, Tôn Trọng Mưu quả thực là kẻ mưu trí, trong tám chữ còn lại, mới chính là điều mà Tôn Quyền thực sự muốn nói với Tào Tháo, “Nếu như ông không chết, ta sao có thể ngủ ngon được”.

Đây mới là câu thực lòng của Tôn Quyền, Tôn Quyền đem lời mình muốn nói trực tiếp nói thẳng với Tào Tháo. Tào Tháo hiểu được ẩn ý của Tôn Quyền qua những câu này, từ đó ông có cái nhìn khác về Tôn Quyền và quay sang nói với thuộc hạ của mình rằng: “Tôn Quyền bất khi cô” (Có nghĩa là Tôn Quyền sẽ không lừa ta). Cho nên quyết định lui quân quay về lãnh địa.

Thẳng thắn cảnh cáo, đây mới là thái độ nên có khi đối mặt với một đối thủ lớn, bỏ qua những lấp liếm, che giấu của kẻ tiểu nhân cùng suy nghĩ giả dối, bộc lộ tác phong hùng hồn, mạnh mẽ của một quân vương nắm một phần ba thiên hạ.

Đúng vậy, Tào Tháo và Tôn Quyền đều là những người có trí tuệ hơn người, lại là quân vương một nước, có một câu nói rất hay như này: “Tôn trọng đối thủ tức là tôn trọng chính mình”. Chúng ta tất nhiên cần tôn trọng những người bạn vĩ đại của mình nhưng khi đối diện với kẻ thủ mạnh, càng không thể giả tình giả nghĩa, thay vào đó cần phải thẳng thắn cảnh cáo đối phương, thể hiện quan điểm của bản thân.