Nhìn vào những trang vở tiếng Anh được đăng tải, nhiều người không khỏi hứng thú trước cách học độc đáo này, một số khác lại lên tiếng tranh cãi và chỉ trích.

Mới đây, các hội nhóm dành cho giáo viên đang xôn xao chuyện một phụ huynh đăng tải những bức ảnh chụp vở tiếng anh của con em mình. “Có thầy cô nào dạy tiếng Anh mà bảo học sinh viết cách đọc ra thế kia không ạ? Em nhìn thấy vở học thêm của 1 bé lớp 3 nên chụp lại, hỏi thì bé nói cô bảo viết như vậy để biết cách đọc. Các thầy cô và phụ huynh cho e xin ý kiến về vấn đề này với ạ”, phụ huynh này bày tỏ.
Phụ huynh cảm thấy khó hiểu khi con em được dạy phát âm tiếng Anh... như tiếng ViệtPhụ huynh cảm thấy khó hiểu khi con em được dạy phát âm tiếng Anh… như tiếng Việt
Hẳn đối với những bạn học sinh thuộc thế hệ 8x đã không quá xa lạ với những cụm từ phiên âm tiếng Việt để đọc được những từ tiếng Anh của các thế hệ học sinh Việt Nam từ xưa đến nay. Điển hình như thứ 2 sẽ được phiên âm là “măn đây”, thứ 3 là “tiu đây”… hay màu vàng là “ia nâu”, màu đen là “bờ lách”… Tuy nhiên, với thế hệ học sinh hiện nay, việc này được đánh giá là hạn chế khả năng tư duy ngôn ngữ của các em.

Dưới bức ảnh xuất hiện vô vàn bình luận với không ít tranh cãi trái chiều. Một số người cho rằng việc phiên âm ra tiếng Việt như thế là “không sao”, đồng thời những giáo viên đó vẫn áp dụng hiệu quả cách dạy này. Họ giải thích thêm, đối với những bạn mới học, hay quên, đây là cách đơn giản nhất để các em hình dung được cách đọc. Từ đó, khi được “uốn nắn” lại phát âm trên lớp, học sính sẽ đọc đúng.
Một số giáo viên cho rằng cách dạy này vẫn hợp lý nếu biết kết hợp thêm tranh ảnh hay trò chơiMột số giáo viên cho rằng cách dạy này vẫn hợp lý nếu biết kết hợp thêm tranh ảnh hay trò chơi


Có bình luận chia sẻ: “Bố mẹ đầu tư cho con học bài bản từ đầu thì không nói gì, nhưng những em học kém thì cách như này cũng không phải là không tốt. Biết kết hợp hình ảnh, bài hát, game vào cách dạy này thì mọi chuyện sẽ khác”.

Mặt khác, phần lớn netizen đều lên tiếng chỉ trích gay gắt hành động dạy trẻ như vậy. Nhiều giáo viên phản biện rằng cách học máy móc và có phần cũ kĩ này sẽ không thể giúp học sinh giao tiếp được với người nước ngoài. Sự sáng tạo trong giáo dục à không sai, nhưng thay vì dạy cho học sinh cách đọc đúng ngay từ đầu, tại sao một số giáo viên lại “biến tấu” chữ nghĩa “lệch lạc” đến thế?

CĐM đa số đều phản đối cách dạy rập khuôn và cũ kỹ nàyCĐM đa số đều phản đối cách dạy rập khuôn và cũ kỹ này
Chưa dừng lại ở đó, việc ghi rõ và bắt chước phiên âm tiếng Việt cho các từ tiếng Anh sẽ làm mất khả năng cảm âm, mất cả các âm gió, âm cuối, thậm chí học sinh sẽ không tài nào nhớ nổi mặt chữ vì hành động này quá đỗi rập khuôn. Ở độ tuổi của trẻ, rất dễ để các em tiếp thu, đặc biệt là ngoại ngữ. Nếu để cách dạy này diễn ra liên tục, chắc chắn phát âm của học sinh khi lớn sẽ rất khó sửa.