Lời giải đằng sau bức tranh đáng sợ này đã khiến những du khách tham quan Bảo tàng Cố Cung cảm thấy vô cùng thích thú.

 

 

 

Bức tranh cổ quái “Nhãn dược toan đồ”

Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc) hiện đang trưng bày một bức tranh được trích từ cuốn tạp kịch có tên là “Nhãn dược toan đồ” (tạm dịch: Thuốc chữa đau mắt), thoạt nhìn ai cũng thấy bực họa này vô cùng kỳ quái và ghê rợn.

Theo lời các chuyên gia, bức tranh có niên đại từ thời Nam Tống (1127–1279), tuy nhiên năm cụ thể và tên họa sĩ vẫn chưa có thông tin sử liệu chính xác.

 

 

Bức tranh đơn giản có chiều dài 23,8 cm và rộng 24,5 cm. Trong tranh tổng cộng chỉ có 2 người, người phía bên phải là thầy lang bán thuốc đau mắt đang nghiêng người giới thiệu sản phẩm đến với người bị bệnh về mắt ở phía bên trái bức họa.

Bức tranh này trở nên thu hút bởi nét kỳ dị, tinh quái cũng như hành động của 2 nhân vật trông rất chân thật, dù tổng thể đơn giản nhưng vẫn cho thấy khả năng hội họa tuyệt vời của tác giả.

 

 

Phóng to bức tranh cực khó hiểu trong Bảo tàng Cố Cung, hậu thế rùng mình: Người đàn ông này có 27 con mắt! - Ảnh 1.

Bức tranh “Nhãn dược toan đồ” được trích từ cuốn tạp kịch được trưng bày trong Bảo tàng Cố cung. Hình ảnh: Baijiahao

 

Nhưng điều khiến cho hậu thế phải chú ý là hình dạng kỳ dị của người bán thuốc nếu không muốn nói là có chút ghê rợn. Người đàn ông này đội một chiếc mũ đen, mặc chiếc áo choàng dài, sau lưng đeo một cái túi vải đen. Khắp người bao gồm cả mũ và túi vải của ông ấy đều có những con mắt.

Thậm chí hậu thế còn đếm được trên người vị thầy lang này chính xác có tổng cộng 27 con mắt, trông vô cùng quái gở. Trừ 2 con mắt là của ông ta ra thì 25 con mắt còn lại là được vẽ và treo lên khắp người.

Không chỉ có bức tranh được trích ra từ cuốn tạp kịch “Nhãn dược toan” này, ở thời Nam Tống, cũng có một bức tranh kỳ dị không kém tên là “Hóa lang đồ” (tạm dịch là Người bán đồ hàng) của họa sĩ Lý Tung. “Hóa Lang đồ” cũng miêu tả một người đàn ông bán đồ hàng rong trên phố, trên cổ đeo những chuỗi vòng hình con mắt và rất nhiều loại đồ hàng khác.

Phóng to bức tranh cực khó hiểu trong Bảo tàng Cố Cung, hậu thế rùng mình: Người đàn ông này có 27 con mắt! - Ảnh 3.

Phóng to hình ảnh người bán hàng rong trong bức tranh “Hóa lang đồ” của họa sĩ Lý Tung. Hình ảnh: Baijiahao

Phải chăng sự trùng hợp này chính là một đặc sắc văn hóa của dân cư thời nhà Tống?

 

Phương pháp tiếp thị “hiện đại”Theo nghiên cứu văn bản, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc, ví dụ như “Đông Kinh mộng hoa lục” của tác giả Mạnh Nguyên Lão có ghi rằng:

Vào thời nhà Tống, thầy lang về nhãn khoa hoặc người bán hàng rong thậm chí ăn mày đều là một nghề trong xã hội, yêu cầu có chuyên môn và trang phục của họ cũng có những quy chuẩn nhất định, không được phép vi phạm.

Phóng to bức tranh cực khó hiểu trong Bảo tàng Cố Cung, hậu thế rùng mình: Người đàn ông này có 27 con mắt! - Ảnh 4.

Phóng to hình ảnh “con mắt” được vị thầy lang treo khắp người. Hình ảnh: Baijiahao

Bởi khi nhìn vào họ, ai cũng có thể biết ngay người này chuyên bán thuốc chữa đau mắt. Thế nên hậu thế khi ngắm nhìn bức tranh này đều bảo rằng hóa ra phương thức quảng cáo thời hiện đại hay mô hình “marketing” tại điểm bán ngày nay xuất hiện từ rất sớm, từ tận thời nhà Tống tức khoảng 750 năm về trước.

Nhìn vào vị thầy lang này và những con mắt treo khắp người ông ta thì trông có khác nào một tấm áp phích di động đâu cơ chứ!

 

Dù không biết ở thời cổ đại, phương thức tiếp thị này có hiệu quả không, giúp thầy lang này kiếm được bao nhiêu tiền nhưng nó cũng thể hiện tư duy sáng tạo của người dân trong hoạt động kinh doanh buôn bán thời bấy giờ.

Nó còn là đại diện cho một số phong tục dân gian thú vị ở thời Nam Tống, góp phần giúp hậu thế có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống sinh hoạt đời thường của tổ tiên thời cổ đại. Thế nên mới nói một bức tranh cổ có vẻ kỳ quái thậm chí có chút ghê rợn như “Nhãn dược toan đồ” lại chứa đựng sự thú vị và có phần dễ thương đến vậy!