Một phi tử 70 tuổi vẫn hấp dẫn được Càn Long khiến ông lật thẻ bài, hậu cung của Càn Long cũng phải kinh ngạc. “Tỷ tỷ già” này rốt cuộc có sức hút lớn đến mức nào? Lẽ nào có thuật gìn giữ thanh xuân? Và người này chính là Du Quý Phi. Bà có thể khiến Càn Long lật thẻ bài của mình khi đã ở tuổi 70 cũng vì 3 điều dưới đây.

Lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, Càn Long, Du quý phi, triều đại nhà Thanh

(Ảnh minh họa)

 

Lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, Càn Long, Du quý phi, triều đại nhà Thanh

(Ảnh minh họa)

Tính cách dịu dàng

Bà là người thuộc dòng họ Kha Lý Diệp Đặc, cũng được gọi là Hải Giai Thị hay còn gọi là Hải Thị. Bà là con gái của Viên ngoại lang Ngạch Nhĩ Cát Đồ. Vì xuất thân không hề cao quý nên Du Phi làm việc vô cùng chăm chỉ, cần cù, hiền lương thục đức, ít khi đắc tội với người khác, cũng rất giỏi an ủi người khác bằng lời nói.

Lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, Càn Long, Du quý phi, triều đại nhà Thanh

Du Quý phi Hải thị, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. Bà được biết đến là sinh mẫu của Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ (Ảnh minh họa)

Năm 1784, Càn Long đã 73 tuổi. Đối với một người đàn ông đã 73 tuổi mà nói, việc phi tần thị tẩm có xinh đẹp hay không, trẻ trung hay không đã không còn quan trọng nữa. Vì thế, khi lật thẻ bài thường muốn tìm phi tử khiến mình cảm thấy thoải mái nhất, người bằng lòng nghe ông tâm sự, cùng ông san sẻ nỗi buồn, tận hưởng niềm vui cùng ông. May thay, Du Phi lại là người phù hợp với những tiêu chí này nên bà được lật thẻ bài.

Khi còn trẻ, thậm chí là vào thời kỳ trung niên, đàn ông rất trọng mỹ sắc, khi được ở cùng với mỹ nhân thì có thể bài tiết rất nhiều dopamine, đây là một chất khiến con người hưng phấn. Còn khi về già lại mong muốn người vợ của mình là người thấu tình đạt lý, có thể kề cận bên mình san sẻ những ưu phiền cũng như niềm vui trong cuộc sống. Thấu tình đạt lý, hiểu ý người khác cũng lại là sở trường của Du Phi. Vì thế, đây cũng trở thành nguyên nhân khiến Càn Long lật thẻ bài của Du Phi.

 

Mẹ quý nhờ con

Thời cổ đại, trong những gia tộc lớn hay hoàng gia, người phụ nữ có thể sinh được con trai tài giỏi thì có thể thay đổi được địa vị của mình. Hải Giai Thị (Du Phi) năm 28 tuổi đã hạ sinh Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ. Vốn dĩ chỉ là một “Thường Tại”, năm bà sinh được Vĩnh Kỳ đã được phong làm Du Tần. 4 năm sau, Du Tần trở thành Du Phi và năm 1748 trở thành Du Quý Phi.

Trong vòng 8 năm, cấp bậc của bà thay đổi 3 lần, nguyên nhân là do bà sinh được Vĩnh Kỳ – một hoàng tử tài đức vẹn toàn. Vĩnh Kỳ còn là người con trai mà Càn Long vô cùng yêu quý, còn từng có ý nghĩ muốn lập chàng làm trữ quân (trong “Hoàn Châu Cách Cách” cũng có phân đoạn nói về điều này).

Lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, Càn Long, Du quý phi, triều đại nhà Thanh

(Ảnh minh họa)

 

 

Năm 1763, khi Viên Minh Viên xảy ra hỏa hoạn, trong khi những hoàng tử khác chỉ lo thoát thân thì Vĩnh Kỳ đã không sợ hiểm nguy mà cõng phụ hoàng Càn Long khi ấy đã 52 tuổi thoát khỏi biển lửa. Riêng điều này đã khiến Càn Long vô cùng cảm động và tín nhiệm Vĩnh Kỳ.

Nhưng đáng tiếc, Vĩnh Kỳ lại qua đời khi tuổi còn trẻ. Năm 1766, cũng là khi Vĩnh Kỳ 25 tuổi đã lâm bệnh qua đời. Cái chết của Vĩnh Kỳ khiến Càn Long bị đả kích trầm trọng. Vì thế, Càn Long thường xuyên an ủi Du Phi, thời gian bên cạnh tâm sự cùng bà cũng nhiều hơn. Việc Càn Long lật thẻ bài của Du Phi khi bà đã ở tuổi 70 cũng là vì bà sinh được người con tài giỏi như Vĩnh Kỳ.

Có tiếng nói chung với Càn Long

Du Phi và Càn Long về cơ bản là người cùng độ tuổi. Càn Long sinh năm 1711 còn Du Phi sinh năm 1714. Mọi người vào thời kỳ đó có tuổi thọ trung bình khá thấp, người có thể sống tới 70 – 80 tuổi là cực kỳ hiếm có. Những phi tử và hoàng hậu ban đầu mà Càn Long lấy đa số đều đã qua đời, còn lại chỉ toàn những phi tử trẻ tuổi.

 

 

Trong số những phi tần đó, Du Phi hiển nhiên là người thân thuộc với Càn Long hơn cả, là người đã đi cùng Càn Long trải qua cả cuộc đời dài đằng đẵng thế nên cũng có nhiều chuyện, nhiều điểm chung để nói, bà cũng là người hiểu về cuộc đời của Càn Long nhất. Càn Long và Du Phi khi ấy không chỉ là phu thê mà còn là bạn bè cùng nhau chia sẻ, hàn huyên rất nhiều chuyện.

Người ta thường nói, những người ở cùng độ tuổi thường có tiếng nói chung, có nhiều chủ đề chung, quan niệm giống nhau, khi ở bên nhau mới thấy thoải mái. Đó chính là những nguyên nhân khiến Du Phi tuy đã ở tuổi 70 mà vẫn được Càn Long lật thẻ bài.

Có người sẽ thắc mắc rằng nếu như Càn Long đối xử tốt với Du Phi như vậy tại sao lại không lập bà làm Hoàng hậu? Tại sao Du Phi lại không thể làm hoàng hậu?

Tuy Càn Long lật thẻ bài của Du Phi khi bà đã 70 tuổi, nhưng vẫn không lập bà làm Hoàng hậu, tại sao lại vậy?

Lập Hoàng hậu là việc trọng đại, cần phải xem xét gia thế, xuất thân,…

 

Không phải tất cả mọi phi tần đều có thể trở thành Hoàng hậu được. Hoàng hậu của một nước là người vợ đảm đang giúp đỡ được cho chồng, việc lập ai đó làm Hoàng hậu không phải là quyết định tùy tiện theo ý muốn, kể cả hoàng thượng cũng không thể tùy ý được.

Lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, Càn Long, Du quý phi, triều đại nhà Thanh

(Ảnh minh họa)

 

 

Muốn trở thành Hoàng hậu, đầu tiên phải xem xét về gia thế, bối cảnh. Ví dụ như dòng họ Phú Sát, Na Lạp, Qua Nhĩ Giai,… đều là những dòng tộc lớn của Mãn Thanh. Những nữ nhi xuất thân từ những dòng tộc này đều có điều kiện cơ bản để trở thành Hoàng hậu. Còn Du Quý Phi xuất thân từ dòng họ Kha Lý Diệp Đặc, hay còn gọi là Hải Giai Thị, một gia tộc không phải là lớn, hoàn toàn không có điều kiện cơ bản để trở thành hoàng hậu.

Hoàng hậu nếu không phải là chính thất thì phải là mẫu thân của Thái tử.

 

Nói một cách khách quan, chính thất mà hoàng đế lấy trước khi đăng cơ thường là người có địa vị rất cao, sau khi hoàng đế đăng cơ thì chính thất sẽ nghiễm nhiên trở thành Hoàng hậu. Nếu không phải như vậy, các trắc phi muốn trở thành Hoàng hậu là điều vô cùng khó, trừ phi con trai mà họ sinh ra được lập làm Thái tử. Một khi con trai của mình được lập làm trữ quân, nếu không có gì thay đổi thì người đó có cơ hội trở thành Hoàng hậu.

Lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, Càn Long, Du quý phi, triều đại nhà Thanh

(Ảnh minh họa)

 

 

Tình cảm với hoàng đế phải cực kỳ tốt

Nếu một phi tử không phải là mẫu thân của Thái tử, cũng không xuất thân từ gia tộc hiển hách muốn trở thành hoàng hậu thì chỉ có một điều kiện: Có tình cảm sâu nặng với hoàng thượng, được hoàng thượng độc sủng. Du Phi thực ra không phải là người được Càn Long sủng ái nhất, người mà ông sủng ái nhất là Lý Nghi Thuần Hoàng hậu, tức là Ngụy Giai Thị.

 

Ngụy Giai Thị và Càn Long có với nhau 6 người con, bao gồm cả vua Gia Khánh sau này. Càn Long có tổng cộng 27 người con mà Ngụy Giai Thị đã sinh cho ông những 6 người, điều này có nghĩa là tình cảm của cả hai vô cùng mặn nồng, khăng khít. Càn Long lật thẻ bài của Du Phi ở tuổi 70 là vì cùng độ tuổi, sinh được con trai tài giỏi và còn bởi tính cách dịu dàng, ôn hòa, thấu tình đạt lý của bà.