Một phụ huynh đăng ảnh chụp trong SGK lớp 1 có một từ mà từ trước đến nay chưa nghe hay nhìn thấy bao giờ. Liệu đưa từ này vào sách có hợp lý?

Việc cập nhật vốn từ vựng mới trong SGK cho trẻ luôn trở thành chủ đề nhận được nhiều sự bàn tán của các phụ huynh. Mới đây, một phụ huynh ở An Giang đã đăng tải lên mạng tấm ảnh chụp trang trong của SGK lớp 1 với thắc mắc: “Xin hỏi các bố mẹ từ này đọc như thế nào ạ?”
Phụ huynh cho biết từ trước đến nay chưa bao giờ nghe thấy từ công kênhPhụ huynh cho biết từ trước đến nay chưa bao giờ nghe thấy từ công kênh


Từ mà phụ huynh kia cảm thấy lạ lùng chính là từ “công kênh”, được ghi kèm ảnh minh họa là một người bố đang cõng con trai của mình trên vai. Sau khi bài đăng của phụ huynh trên được chia sẽ đã dẫn đến không ít tranh cãi trên mạng xã hội. Nhiều người thắc mắc liệu SGK lớp 1 có viết sai chính tả từ “cồng kềnh” thành “công kênh” hay không.

– “Công kênh nghe giống như chênh vênh nhưng mình chưa nghe bao giờ. Từ trước đến giờ mình chỉ nghe người ta nói là cồng kềnh, hiếm ai nói là công kênh”.

– “Không ngờ tiếng Việt lớp 1 giờ khó thật, mình nhớ trước kia lúc mình học không có từ này. Xưa giờ mình cũng không nghe ai dùng từ đó”.

– “Mình nghĩ SGK lớp 1 dành cho trẻ khắp cả nước nên sử dụng từ ngữ thông dụng hơn. Nếu quả thật có từ này thì cũng khá khó cho các cháu tiếp nhận trong khi bình thường chẳng mấy ai sử dụng”.
Nhiều phụ huynh cho rằng đưa các từ khó vào SGK lớp 1 khiến học sinh không theo kịpNhiều phụ huynh cho rằng đưa các từ khó vào SGK lớp 1 khiến học sinh không theo kịp
Không hẹn mà gặp, hầu hết mọi người đều cho biết chưa từng nghe tiếng từ “công kênh”. Đặc biệt là phụ huynh ở khu vực Nam Bộ hầu như rất ít hoặc không bao giờ sử dụng từ này. Đó là điều khiến mọi người băn khoăn phải chăng SGK lớp 1 đang “đánh đố” học sinh nhỏ tuổi.
Định nghĩa 'công kênh' là ám chỉ hành động cõng hoặc khiêng vác ai đó trên vaiĐịnh nghĩa “công kênh” là ám chỉ hành động cõng hoặc khiêng vác ai đó trên vai


Tuy nhiên, thực tế chứng minh, từ “công kênh” là một từ có nghĩa trong hệ thống tiếng Việt. Hoàn toàn không có việc nhầm lẫn giữa “công kênh” và “cồng kềnh” dù 2 từ này có cấu tạo khá giống nhau, chỉ khác ở phầu dấu.

Theo “Từ điển tiếng Việt 2008” của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên có viết rằng, “công kênh” mang nghĩa là “mang người nào đó đi bằng cách để ngồi hoặc đứng trên vai”. Cách sử dụng từ “công kênh” được nêu trong ví dụ như “Bố công kênh con trên vai”, “Đội bóng công kênh HLV sau trận đấu”.
Một từ trong SGK lớp 1 gây hoang mang vì chưa nghe bao giờ, tưởng sai chính tả ai ngờ có nghĩa đặc biệt - ảnh 4

Minh họa cho từ công kênhMinh họa cho từ công kênh
Nói thêm, theo học giả nghiên cứu về ngôn ngữ giải thích, từ “công” xuất phát từ tiếng Hán là “扛”, có nghĩa là “khiêng, nâng lên, nhấc lên”. Trong khi đó, “kênh” mang nghĩa là “nâng một bên, nâng một đầu vật nặng cho cao hơn”. Chính vì vậy, khi 2 chữ này ghép lại với nhau tạo nên cấu trúc đẳng lập cùng trường nghĩa với khiêng, nâng, vác lên.
'Cồng kềnh' có nghĩa là đồ vật to lớn, nặng hoặc chiếm diện tích lớn“Cồng kềnh” có nghĩa là đồ vật to lớn, nặng hoặc chiếm diện tích lớn
Trong khi đó, “cồng kềnh” lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Trong từ điển, “cồng kềnh” được thuyết minh là “đồ vật không gọn gàng, chiếm nhiều diện tích, gây vướng víu”. Ví dụ như “hàng hóa chất cồng kềnh”, “Lan mang vác đồ cồng kềnh”… Từ “cồng” cũng bắt nguồn từ một từ tiếng Hán, mang nghĩa là “to lớn”, trong khi đó từ “kềnh” có nghĩa là “to hơn rất nhiều so với đồng loại”. Như vậy, khi ghép cặp 2 từ này với nhau, ta được “cồng kềnh” chỉ những thứ to lớn, vướng víu, nặng nề gây chiếm diện tích.