Nhắc đến những nhân vật nổi tiếng nhất Tam quốc, nhiều người sẽ nhớ ngay tới Gia Cát Khổng Minh – vị mưu sĩ thần cơ diệu toán, túc trí đa mưu dưới trướng quân chủ Lưu Bị năm nào.

 

Từ sau khi xuống núi và gia nhập tập đoàn chính trị Thục Hán, Gia Cát Lượng đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cơ nghiệp của vương triều này.

 

 

Tuy nhiên theo nhận định của tờ báo nổi tiếng Trung Quốc Sina, chính sự cúc cung tận tụy với triều đình Thục quốc đã khiến Khổng Minh không có nhiều thời gian dành cho cuộc sống riêng tư của mình, đặc biệt là trên phương diện bồi dưỡng con cái.

Và có lẽ cũng bởi chưa kịp truyền thụ hết tài năng cho thế hệ sau, nên con trai ruột của ông là Gia Cát Chiêm sau này đã phải chịu một kết cục bi thảm.

Tuy nhiên điều đáng nói còn nằm ở chỗ, hậu vận kém may mắn của Gia Cát Chiêm từ sớm đã được Khổng Minh tiên đoán từ khi ông còn tại thế.

Khuyết điểm chí mạng của con trai và lời tiên tri từng được Khổng Minh nhắc tới lúc sinh thời

 

 

Khổng Minh và lời tiên đoán ứng nghiệm không sai 1 chữ về kết cục của hậu duệ nhà Gia Cát - Ảnh 1.

Nổi danh với tài tiên liệu như thần, Gia Cát Lượng lúc sinh thời từng để lại một câu tiên đoán về hậu vận của chính con trai mình. (Ảnh minh họa).

Năm xưa khi ở độ tuổi đôi mươi, Gia Cát Lượng đã thành thân với Hoàng Nguyệt Anh – nữ sĩ nổi danh thiên hạ và cũng là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn rất có tiếng tăm thời bấy giờ.

 

 

Cặp phu thê này chẳng những sở hữu trí tuệ xuất chúng mà còn có một cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc với nhiều giai thoại tình cảm vẫn còn được truyền lại cho tới ngày hôm nay.

Thế nhưng có một sự thật là Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh thành thân nhiều năm vẫn không hề có con. Phải tới năm 227, khi Khổng Minh đã 47 tuổi, người con trai ruột của ông là Gia Cát Chiêm mới chào đời.

Gia Cát Chiêm (217 – 263), tự Tử Viễn, là người quận Lang Gia, Thanh Châu. Mặc dù trên danh nghĩa là con thứ của Khổng Minh, nhưng thực chất ông mới là con trai đầu lòng, bởi con trưởng thực chất là một người cháu được Gia Cát Lượng nhận nuôi.

Sinh ra trong một gia đình vốn rất có tiếng tăm và sức ảnh hưởng vào thời bấy giờ, nhưng tuổi thơ của Gia Cát Chiêm lại không có nhiều khoảng thời gian kề cận bên cha ruột. Bởi từ năm ông mới lên hai, Khổng Minh đã dốc hết tâm sức vào sự nghiệp Bắc phạt và thường xuyên phải ra chiến trường.

Cũng bởi vậy mà ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết việc chăm sóc, dưỡng dục ông đều do người mẹ là nữ sĩ Hoàng Nguyệt Anh chăm lo, đảm nhiệm.

Khổng Minh và lời tiên đoán ứng nghiệm không sai 1 chữ về kết cục của hậu duệ nhà Gia Cát - Ảnh 2.

Vì đã dốc hết tâm sức để phò tá cho cơ nghiệp Thục Hán nên Ngọa Long tiên sinh không có nhiều thời gian để bồi dưỡng cho hậu duệ của chính mình. (Ảnh minh họa).

 

Và có lẽ cũng bởi là hậu duệ của hai bậc danh sĩ nổi tiếng đương thời, nên Gia Cát Chiêm từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Hơn nữa cha ông lại là Thừa tướng đương triều, người đời vì vậy mà luôn tin rằng tiền đồ của công tử nhà Gia Cát nhất định sẽ vô cùng xán lạn.

Tuy nhiên theo nhận định của tờ Sina, cũng bởi có xuất phát điểm tốt hơn nhiều so với những người bình thường nên Gia Cát Chiêm khó tránh khỏi có phần kiêu ngạo, tự mãn.

Hết thảy những tâm tư ấy đều đã bị Gia Cát Lượng nhìn ra, cho nên Khổng Minh từng có lời căn dặn con mình trong “Giới tử thư” rằng:

“Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức

Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi”.

Thế nhưng dường như phương thức nhắc nhở này không mấy hiệu quả, bởi Gia Cát Chiêm lúc bấy giờ còn quá trẻ người non dạ để lĩnh ngộ hết tâm ý từ cha mình.

Khổng Minh và lời tiên đoán ứng nghiệm không sai 1 chữ về kết cục của hậu duệ nhà Gia Cát - Ảnh 3.

Là một người được thừa hưởng tư chất thông minh từ cha mẹ mình, tuy nhiên Gia Cát Chiêm cũng có một số khuyết điểm từ sớm đã bị Khổng Minh nhìn ra. (Tranh minh họa).

Trong lần Bắc phạt cuối cùng, có lẽ biết thời gian của mình đã không còn nhiều, Gia Cát Lượng từng viết một bức thư gửi cho anh trai Gia Cát Cẩn ở Đông Ngô. Khi nhắc tới người con trai còn nhỏ tuổi của mình trong đó, ông đã đưa ra một lời tiên liệu:

” Chiêm nay đã tám tuổi, thông tuệ khả ái, hiềm là sớm chín chắn, chỉ sợ rằng chẳng có chí khí lớn”.

Từ lời nhận định trên, không khó để nhận thấy Khổng Minh có phần lo âu về tương lai của cho mình. Vì đã hiểu rõ tâm tính của Gia Cát Chiêm nên ông lo rằng người con ấy khó có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề, thậm chí có khi còn vì làm việc vượt quá khả năng mà đẩy bản thân vào tình cảnh thê thảm.

Thế nhưng điều ít ai ngờ tới nhất lại nằm ở chỗ, chỉ mấy thập niên sau khi Gia Cát Lượng qua đời, lời tiên đoán của ông năm nào đã ứng nghiệm không sai một chữ lên hậu vận của Gia Cát Chiêm.