Thời Tam Quốc, Triệu Tử Long (Triệu Vân) là một trong những “hổ tướng” vang danh của nước Thục. Ông không chỉ khiến người đời nể phục với võ nghệ cao cường, năng lực tác chiến xuất chúng mà còn lòng trung thành và tinh thần tận trung vì nước hiếm có.

Dưới trướng của Lưu Bị có rất nhiều “hổ tướng” như Quan Văn Trường, Trương Phi Triệu Tử Long, Mã Siêu, Hoàng Trung. Trong số đó, Triệu Tử Long là người có võ nghệ cao cường, cầm quân giỏi, dưới sự giúp sức của ông, nước Thục đã đánh thắng nhiều trận.

Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long, tam quốc diễn nghĩa

Tạo hình nhân vật Triệu Tử Long trong phim ”Tam quốc diễn nghĩa” phiên bản năm 1994.

 

Sau khi Tiên chủ Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng cũng hết sức coi trọng tài năng của Triệu Tử Long. Trong lần Bắc phạt đầu tiên, Khổng Minh đã để Triệu Tử Long đảm nhiệm nhiệm vụ nghi binh, đóng trú tại Ki Cốc, lấy việc dụ quân chủ lực của Tào Ngụy làm đầu. Sau đó, Gia Cát Lượng cũng nhiều lần giao những nhiệm vụ quan trọng cho vị tướng họ Triệu.

Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long, tam quốc diễn nghĩa

Tiếc rằng một “hổ tướng” đắc lực như vậy lại qua đời khi chưa thực hiện được giấc mộng phục hưng nhà Hán. Sau khi biết tin Triệu Tử Long qua đời, Gia Cát Lượng đã thất thần mà than: “Tử Long lâm bệnh qua đời, thật chẳng khác nào chặt đi một cánh tay của ta”. Sau đó Gia Cát Lượng không khóc ngay mà ngồi trên ghế buồn đến lịm người.

Nhưng khi đang thiếp đi, Gia Cát Lượng mơ thấy Triệu Tử Long. Trong giấc mơ, họ đang bày mưu tính kế phục hưng nhà Thục Hán. Khi ấy Triệu Tử Long nói với Gia Cát Lượng rằng ông không cam lòng ra đi và không còn mặt mũi nào dám đến gặp từ biệt thừa tướng khi chưa báo đáp được ơn đức của Tiên vương (Lưu Bị). Sau khi tỉnh dậy, Gia Cát Lượng vô cùng xúc động, khóc lóc suốt ngày. Binh lính bên cạnh chưa bao giờ thấy Gia Cát Lượng lộ ra bộ dạng đau buồn như vậy.

Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long, tam quốc diễn nghĩa

(Ảnh minh họa)

Là người đứng đầu quân lính nhưng tại sao Gia Cát Lượng đột nhiên hành xử mềm yếu như vậy? Hình ảnh này cho thấy Gia Cát Lượng rất hy vọng có thể phục hưng nhà Hán càng sớm càng tốt và đưa Lưu Thiện (A Đẩu – con trai của Lưu Bị) lên làm vua thống nhất Tam Quốc. Đáng tiếc là những vị tướng tài giỏi bên cạnh Gia Cát Lượng lần lượt qua đời trong đó có Triệu Tử Long cũng đã rời đi. Điều này khiến kế hoạch Bắc phạt của Gia Cát Lượng gặp nhiều trở ngại.

Gia Cát Lượng là người tận trung với Lưu Bị, vì mong muốn làm cho nước Thục hùng mạnh hơn, nên ông rất nghiêm khắc với bản thân. luôn giữ uy lực và làm gương trước quân lính. Trong cuộc Bắc phạt lần thứ nhất của, chính Triệu Tử Long đã đến trợ giúp Gia Cát Lượng, đáng tiếc là khi đó vị “hổ tướng” đã già khiến kế hoạch thất bại.

Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long, tam quốc diễn nghĩa

(Ảnh minh họa)

Sau khi Gia Cát Lượng nghe thấy lời Triệu Tử Long trong giấc mơ, ông đã không nén nổi cảm xúc trong lòng mà bật khóc. Gia Cát Lượng cảm nhận thấy Triệu Tử Long rất trung thành với Lưu Bị cũng giống như tấm lòng của chính ông với Tiên Vương họ Lưu. Cùng với đó, thấy kế hoạch phục hưng nhà Hán không có tiến triển gì, và chứng kiến sự kém cỏi của Lưu Thiện khiến Gia Cát Lượng cảm thấy rất bất lực. Là vị tướng đứng đầu, có những điều chỉ có thể nuốt vào trong lòng theo thời gian nên sau khi nghe lời “báo mộng” của Triệu Tử Long, Gia Cát Lượng đã bật khóc. Bởi đó cũng là điều trăn trở của bản thân ông đã nén giữ trong lòng bấy lâu.