Ngô Dụng, tự Học Cứu, người làng Đông Khê, huyện Vận Thành, Tế Châu, Sơn Đông, thời kỳ Bắc Tống, Trung Quốc. Là người túc trí đa mưu, Ngô Dụng thường được ví với Gia Cát Lượng, được gọi là “Gia Lượng tiên sinh”, mọi người gọi “Trí đa tinh”.
Ngô Dụng đã cùng với những người như Tiều Cái dùng trí đoạt lấy 10 vạn quan Sinh thành cương do Lương Trung Thư ở phủ Đại Danh hiến cho Thái Kinh; sau đó lên Lương Sơn để tránh bị quan phủ truy bắt, làm quân sự cơ mật của sơn trại. Hầu như tất cả mọi hành động quân sự của Lương Sơn đều do một tay Ngô Dụng vạch ra.
Nói đến quân sự, trí đa tinh Ngô Dụng trên Lương Sơn của truyện Thủy Hử, trong sách có miêu tả thế này: “Mưu lược có thể đánh lừa Gia Cát Lượng, kế sách nhỏ có thể làm cho quỷ thần kinh hãi”. Tuy nhiên, sau khi xem tiếp “Tam Quốc diễn nghĩa”, có thể đánh giá, Ngô Dụng còn có khoảng cách nhất định với Gia Cát Lượng.
Ngô Dụng chỉ làm thầy giáo ở thôn Đông Khê, huyện Vận Thành, Tế Châu, Sơn Đông. Ban đầu mục đích cướp Sinh thành cương là để phát tài. Truyện Thủy Hử cũng không miêu tả Ngô Dụng là người có mục tiêu lý tưởng lớn lao, chỉ vì cướp Sinh thành cương mà phải cùng với Tiều Cái lên rừng làm “cướp”. Từ sách có thể thấy Ngô Dụng và Gia Cát Lượng có những khoảng cách dưới đây:
Trước hết, tầm nhìn chiến lược của Ngô Dụng rất bình thường. Sau khi lên Lương Sơn, Ngô Dụng đã không đưa ra được bất cứ chiến lược nào có tầm nhìn xa trông rộng hay mang tính cương lĩnh. Trong khi đó, Tống Giang là người đưa ra cương lĩnh chính trị “thay trời hành đạo”.
Những chính trị gia, nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử đều nhìn xa trông rộng, có khả năng dự báo tương lai. Vì vậy, Ngô Dụng không có tầm nhìn chiến lược, trong sách cũng không miêu tả đặc biệt gì về điều này. Do Ngô Dụng không nhìn xa trông rộng, cuối cùng làm cho các hảo hán Lương Sơn kết thúc trong bi kịch.
Thứ hai, Ngô Dụng sơ hở rất nhiều về mưu lược. Trong mưu lược chiến thuật cụ thể, Ngô Dụng đã có không ít sơ hở.
Chẳng hạn, trong việc làm giả thư của Thái Kinh, cuối cùng đã bị Hoàng Văn Bính phát hiện ra sơ hở. Hoặc sau khi bị bắt lên núi, Cao Cầu giả đáp ứng nguyện vọng chiêu an của Tống Giang nên được tha về. Tống Giang cử Tiêu Nhượng đi theo, Ngô Dụng lại cử Nhạc Hòa đi theo. Đến kinh thành, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa đều bị giam lỏng. Quân sự Ngô Dụng biết rõ chiêu an không xong, tại sao không ngăn cản Tống Giang cử Tiêu Nhượng đi, hơn nữa Ngô Dụng còn cử cả Nhạc Hòa theo?
Nhân vật Ngô Dụng và Tống Giang trong phim Thủy Hử. Ảnh: Sohu.
Thứ ba, Ngô Dụng không có phong thái một tay nắm chắc càn khôn. Truyện Thủy Hử miêu tả, trước khi chinh phạt Phương Lạp, do triều đình đã nghi kỵ, vừa phong thưởng cho các hảo hán Lương Sơn, vừa yết bảng thông báo cấm các anh em Lương Sơn vào thành.
Khi đó, Lý Tuấn, Trương Hoành, Trương Thuận, anh em Nguyễn Gia Tam đã nói với Ngô Dụng về sự thối nát của triều đình, chia rẽ quân Lương Sơn, đề nghị quân sư Ngô Dụng có “chủ trương”, quay trở về Lương Sơn.
Trong thời điểm cấp bách đó, Ngô Dụng lại không dám giương cao ngọn cờ, không dám “làm chủ”, mà nói rằng Tống Công Minh chắc chắn sẽ không đồng ý, cho rằng “từ xưa đến nay, rắn không đầu thì không được” và Ngô Dụng không dám “chủ trương”. Nếu lúc đó, Ngô Dụng và các anh em cùng phản đối, ép Tống Giang tạo phản thì Tống Giang có thể buộc phải tuân theo.
Thực ra, Ngô Dụng và Tống Giang có điểm rất khác nhau. Tống Giang hoàn toàn không có cảm tình với Lương Sơn, chỉ coi đó là nơi “làm kẻ cướp” để có tiền. Còn Ngô Dụng thì có tình cảm sâu đậm với Lương Sơn. Cái chết tự vẫn của Ngô Dụng sau này mang màu sắc bi kịch hơn Gia Cát Lượng.
Cuối cùng, có thể khẳng định, bất kể về chính trị hay mưu lược, Gia Cát Lượng trên tài một bậc so với Ngô Dụng, do Gia Cát Lượng có các ưu thế sau đây:
– Gia Cát Lượng có nhãn quan chiến lược phi phàm. Khác với Ngô Dụng, ngay từ khi ở ẩn, Gia Cát Lượng đã vẽ ra bản đồ “54 châu Tây Xuyên”, đưa ra phương châm chiến lược lấy Tây Thục làm căn cứ địa. Sự thực chứng minh, những diễn biến thế sự sau này đã theo phương châm chiến lược này.
Gia Cát Lượng liệu sự như thần, giỏi đánh cờ, sớm đoán ra thắng bại trên chiến trường. Như năm 207 sau Công nguyên, Lưu Bị ba lần đến nhà tranh mời Gia Cát Lượng ra giúp mình. Gia Cát Lượng đã trình bày với Lưu Bị về kế “thiên hạ chia ba”, đồng thời ra mặt giúp Lưu Bị.
Sau này, La Quán Trung đã lấy sự thực này để xây dựng nên hình tượng nhân vật điển hình trong xã hội phong kiến khi đó. Sau khi Gia Cát Lượng về với Lưu Bị, đã được cử đến Đông Ngô, chịu trách nhiệm về “liên kết với Ngô để chống Tào”, cuối cùng đã thúc đẩy thành công việc thành lập liên minh Tôn – Lưu, giúp cho liên quân Tôn Quyền và Lưu Bị đại phá quân Tào Tháo trong trận Xích Bích, từ đó lập ra cục diện thế chân vạc Tam Quốc.
Nhân vật Gia Cát Lượng trong phim Tam Quốc diễn nghĩa. Ảnh: News.ifeng.com.
Trong khi đó, Ngô Dụng không làm được như vậy, lại hay “thở dài”. Nhiều mưu kế của Ngô Dụng trong Truyện Thủy Hử có nhiều tì vết, cuối cùng bị đối phương nắm được.
– Gia Cát Lượng tinh thông binh pháp với một loạt câu chuyện đặc sắc như thuyền cỏ mượn tên, 3 lần nhìn thấu mưu kế của Chu Du, 7 lần bắt được nhưng lại thả Mạch Hoạch, hỏa thiêu Xích Bích, mượn nước nhấn chìm quân Tào Tháo… Những kế sách này luôn để lại ấn tượng rất lâu trong lòng mọi người.
Gia Cát Lượng được miêu tả là người cơ trí, rộng rãi, giỏi bày mưu tính kế và hành động, luôn là hóa thân của trí tuệ, hơn nữa lại có tình có nghĩa. Gia Cát Lượng Khổng Minh cả đời dùng binh thận trọng, chắc chắn, rất ít để tổn thất đại tướng.
Trong khi đó, Ngô Dụng phần lớn là dùng kế nội ứng, từ đó tiến hành nội công ngoại kích để giành chiến thắng. Chẳng hạn như tấn công Chúc Gia Trang, diệt Tăng Đầu Thị hay chinh phạt Phương Lạp… Ngô Dụng không được Truyện Thủy Hử mô tả thực sự là điển hình của “đại trí đại dũng”.
Gia Cát Lượng còn tinh thông trận pháp, thể hiện rõ trong việc Tư Mã Ý không dám giao chiến. Trong khi đó, khi tấn công nước Liêu, Ngô Dụng đã không nhìn ra trận pháp của đối phương, cuối cùng phải dựa vào giấc mơ của Tống Giang mới có được kế sách tấn công.
– Gia Cát Lượng có đóng góp rất lớn cho xây dựng thủy lợi nông nghiệp. Gia Cát Lượng rất coi trọng xây dựng và bảo vệ các cơ sở thủy lợi nông nghiệp như đập Đô Giang. Do đó, Thục Hán có thể sinh tồn, phát triển trong thời gian dài, cho dù bị giáp công bởi các cuộc chiến lâu dài với Ngụy, Ngô. Điều này có liên quan trực tiếp đến tư tưởng “nông chiến” (dựa vào nông nghiệp để nuôi quân chiến đấu) của Gia Cát Lượng.
Trong khi đó, truyện Thủy Hử cho thấy, Tống Giang, Ngô Dụng căn bản không có kế sách gì cho phát triển sản xuất nông nghiệp, luôn một lòng “chiêu an”.
Thời kỳ hưng thịnh của Lương Sơn có số lượng binh sĩ không ít, lên tới 6 – 7 vạn người. Mỗi ngày mỗi người ăn nửa kg lương thực thì phải bỏ ra 3 – 4 vạn kg lương thực/ngày. Chỉ dựa vào thủy bạc Lương Sơn để chống cự lâu dài với quan binh Bắc Tống thì đâu có dễ dàng. Các hảo hán Lương Sơn không có lối thoát, cuối cùng phải đi theo Tống Giang, Ngô Dụng để chiêu an.
Nhân vật Lưu Bị và Gia Cát Lượng trong phim Tam Quốc diễn nghĩa. Ảnh: Sohu.
Có thể nói, Ngô Dụng không thể đặt ngang hàng với Gia Cát Lượng. Bởi ở trong nhà tranh mà Gia Cát Lượng đã biết được thiên hạ chia ba, cho thấy ông có tầm nhìn xa trông rộng, còn Ngô Dụng tính kế theo từng việc một, dựa vào “ông chủ” mà định ra kế sách, hoàn toàn không nhìn xa trông rộng.
Vậy Gia Cát Lượng và Ngô Dụng ai lợi hại hơn? Về mục tiêu nhân sinh và lý tưởng xã hội, Gia Cát Lượng là người cứu nước cứu dân; còn Ngô Dụng đi từ “tìm một đời sung sướng” đến “giúp nước an dân” rồi cuối cùng quay về theo đuổi “sung sướng”. Về trí tuệ, tài năng, Gia Cát Lượng là nhà chiến lược kiệt xuất, có trí tuệ lớn, còn Ngô Dụng là người giỏi chiến thuật, nhưng thiếu tầm nhìn chiến lược.
News
Biến căng ! Gã đàn ông cởi trần t.á.t cô gái ngã ngửa giữa đường: “Con gái mất d.ạy tao cứ đ.ập”
Trong lúc dừng đèn đỏ, tài xế từ trên xe bước xuống chất vấn: “Đã đâm vào xe tao còn xuống đây chửi à?”. Sau đó người này thẳng tay tát mạnh khiến cô gái loạng choạng ngã. Mới đây…
Tây DU Ký yêu quái nào cũng có chỉ duy nhất 1 loài vật tác giả không dám cho làm yêu, xem phim không rõ, giờ 40 năm mới được khai sáng
Rốt cục thì loài động vật này có uy lực ghê gớm như thế nào mà khiến tác giả của Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân không dám đề cập đến. Báo Tri thức và cuộc sống ngày 28/02/2023…
Bình Dương: Thông tin vụ công nhân bị đồng nghiệp lái xe nâng đè tử vong
Một nam công nhân đã tự ý vận hành xe nâng và không kịp kiểm soát đã khiến xe đè vào người đồng nghiệp và làm nạn nhân tử vong. Chiều 5/5, lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và…
Cát Phượng bị t.a.i n.ạ.n k.i.nh h.o.àng 10 năm trước: Xe ô tô móp méo, gây ngỡ ngàng nhất điều này
Từ hơn 10 năm trước, diễn viên Cát Phượng bị tai nạn khiến xe ô tô hư hỏng nghiêm trọng. Vào ngày 5/5, Cát Phượng gây xôn xao khi đăng tải hình ảnh trên trang cá nhân. Nữ diễn viên sinh năm 1970 chia…
Trước khi lên tiếng về thông tin vỡ nợ, Trương Ngọc Ánh có khối tài sản “khủng” cỡ nào?
Trương Ngọc Ánh sở hữu khối tài sản đáng ngưỡng mộ sau khoảng thời gian nhiều năm hoạt động nghệ thuật và kinh doanh. Vừa qua, Trương Ngọc Ánh gây xôn xao khi công khai đòi nợ đối tác trên…
Chuyện tình b.i th.ương của nữ diễn viên Việt vừa được cầu hôn 10 ngày thì bạn trai đ.ột ng.ộ.t qua đời
Chuyện tình của diễn viên Kim Hoàng với bạn trai – cố diễn viên Hải Đăng từng khiến nhiều người xót xa. Vừa được cầu hôn 10 ngày thì bạn trai qua đời đột ngột Kim Hoàng gặp Hải Đăng từ những…
End of content
No more pages to load