Gia Cát Lượng là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Lúc sinh thời ông thường xuyên so sánh bản thân mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị.

 

 

 

Gia Cát Lượng (181 – 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, và cũng là một nhà phát minh… Ông làm tới chức Thừa tướng của nhà Thục Hán và là một trong số những người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt hàng chục năm.

Tam quốc diễn nghĩa: Hai người duy nhất tin Gia Cát Lượng có tài năng - Ảnh 1.

Tạo hình Gia Cát Lượng trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Ông được hậu thế đánh giá là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc, có tài năng trên rất nhiều lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp luật cho tới giáo dục, phong thủy, phát minh kỹ thuật. Trong lịch sử, rất hiếm người có tài năng toàn diện trên khắp các lĩnh vực như Gia Cát Lượng. Sau khi ông qua đời người đời vinh danh là “vạn đại quân sư” (quân sư nghìn đời).

 

 

Sinh thời, ông là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán, địa vị có thể ví như “dưới một người, trên vạn người”. Tuy nhiên, trước khi trở thành Thừa tướng của nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng từng có quãng thời gian ở ẩn tại Long Trung. Sử sách ghi lại, Gia Cát Lượng khi xưa dù ẩn cư ở vùng Long Trung nhưng lại thường xuyên giao thiệp với các danh sĩ địa phương.

Việc Gia Cát Lượng kết giao với các danh sĩ trong vùng không chỉ chứng minh ông là người có mạng lưới giao thiệp rộng rãi mà còn gián tiếp chỉ ra khao khát khẳng định bản thân, tạo dựng thành tựu của nhân tài hiếm có này.

Tam quốc diễn nghĩa: Hai người duy nhất tin Gia Cát Lượng có tài năng - Ảnh 3.

 

 

Gia Cát Lượng lúc trẻ thường so sánh mình với với Quản Trọng, Nhạc Nghị.

Bên cạnh đó, sử sách cũng có ghi lại chi tiết: “Gia Cát Lượng lúc sinh thời thường xuyên so sánh bản thân mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị. Người đương thời chẳng mấy ai tin, nhưng vài người như Thôi Châu Bình và Từ Thứ có giao du với ông thì tin ông có tài như vậy”.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa còn nhắc tới danh sĩ nổi danh ở Kinh Châu là Tư Mã Huy cũng rất xem trong tài năng của Gia Cát Lượng nên tiến cử ông cho Lưu Bị.

Thôi Châu Bình và Từ Thứ đều là những danh sĩ tài ba, có tầm nhìn xa. Trong khi Từ Thứ từng giúp sức cho Lưu Bị khiến ông vô cùng ưng ý nhưng sau đó bị Tào Tháo dùng kế cướp mất thì Thôi Châu Bình từng làm tới chức Thái thú Tây Hà, về sau tỏ ra rất thất vọng, nên đã từ chức trở về Kinh Châu, đồng thời kết thành bạn tốt với Gia Cát Lượng.

Việc Gia Cát Lượng so sánh mình với Quản Trọng và Nhạc Nghị (những công thần và tướng giỏi của thời Xuân Thu và Chiến Quốc) đã chỉ rõ hoài bão của ông, du lúc bấy giờ người ta không tin và cho rằng ông chỉ ba hoa nhưng quả nhiên Thôi Châu Bình và Từ Thứ không nhìn nhầm người, sau khi hạ sơn, Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục – Ngô chống Ngụy.

Ông được công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.

Năm xưa, Quản Trọng từng là công thần có công phò tá Tề Hoàn Công chín lần họp chư hầu và trở thành bá chủ, có thể ví như anh hùng cứu giúp thiên hạ. Còn Nhạc Nghị cũng là bậc nhân tài kiệt xuất, ông là tướng thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng các nước: Ngụy, Yên và Triệu nhưng nổi tiếng nhất thời làm tướng nước Yên đã gần như tiêu diệt nước Tề hùng mạnh láng giềng.

Tuy nhiên, những chiến dịch đánh Tào Ngụy do ông phát động đều không thành công, cuối cùng bệnh mất trong doanh trại. Dù vậy hình tượng của Gia Cát Lượng được dân gian ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền suốt cả nghìn năm, về sau được La Quán Trung tiểu thuyết hóa và càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.

Trong tác phẩm này, nhân vật Gia Cát Lượng được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng “xuất quỷ nhập thần”, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh.