Từ sự thất bại của nhà Thục Hán, con người trong xã hội hiện đại ngày nay có thể rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu.

So sánh Lưu Bị và Gia Cát Lượng với nhau, hẳn là năng lực cá nhân của Gia Cát Lượng mạnh hơn, nhưng tại sao sau khi Lưu Bị chết, nước Thục lại suy tàn dần?

Mặc dù Gia Cát Lượng rất có tài năng, nhưng về phương diện dùng người ông lại không bằng Lưu Bị.

Những năm cuối đời, Gia Cát Lượng tự mình làm mọi việc, khi ở trong quân đội, hình thức đánh phạt trên hai mươi gậy đều do ông đích thân giám sát, thậm chí có lúc ông còn tự mình cầm gậy đánh phạt binh lính.

Một thủ lĩnh quản lý một đội ngũ theo cách đó, đến cuối cùng chắc chắn sẽ bị kiệt sức.

Khi Gia Cát Lượng giải thích việc làm này của mình đã nói, không phải ông không biết nhược điểm của việc này, mà vì Tiên đế đối xử quá tốt với ông, bản thân ông đã nhận trọng trách được gửi gắm thì sẽ không cho phép mình mắc phải bất kỳ sai lầm nào.

Thật ra chính là vì Gia Cát Lượng quá cẩn thận tỉ mỉ, nên ông không thể yên tâm khi giao việc cho người khác, sợ rằng họ không hoàn thành tốt việc mà ông giao cho.

Vì không tin tưởng người khác nên không giao việc, mà không được giao việc thì thuộc hạ dưới trướng sẽ không được rèn luyện và phát huy tài năng, tất nhiên sẽ khó đào tạo ra nhân tài. Nếu như có nhân tài nhưng lại không cho họ cơ hội thì tài năng của họ sẽ bị chôn vùi.

Có một trụ cột thông minh xuất chúng như Gia Cát Lượng, tại sao Thục Hán lại là nước đầu tiên trong Tam Quốc bị diệt vong? - Ảnh 1.

Vì vậy khi Lưu Bị còn sống, nước Thục có Ngũ hổ thượng tướng. Sau cái chết của Lưu Bị, trong cuộc Bắc chinh của Khương Duy, tất cả các tướng có công chinh phạt của nước Thục đều chết dưới tay địch, không còn một ai để có thể tin dùng nữa, nên chỉ có thể để cho Liêu Hóa (từng làm sơn tặc, sau đó quy thuận Quan Vũ) làm tiên phong. Đây chính là điển cố “Nước Thục không còn đại tướng, Liêu Hóa làm tiên phong” trong sử sách.

Vì Gia Cát Lượng không bồi dưỡng những nhân tài trẻ tuổi nên đến lúc cần kíp mới rơi vào cảnh không còn người tài để sử dụng.