Những bức hoạ chân dung không chỉ đem đến tác động về mặt thị giác, sự thích thú về mặt tinh thần cho con người mà đôi khi còn hàm nghĩa vô cùng sâu sắc. Có rất nhiều bức tranh trở nên nổi tiếng khắp thế giới và chúng đều có cách ghi dấu ấn riêng đối với người cảm thụ.

 

Tuy nhiên, trong số hàng vạn tác phẩm hội hoạ, một bức tranh có tên “Cô gái trong mưa” đã bị gắn mác “ma ám” khi hàng loạt câu chuyện kì quái, rùng rợn liên tiếp xảy đến với nó.

 

 

Bức tranh “ma ám” nổi tiếng nhất thế giới: Cả 3 người từng mua đều vội trả lại vì một chi tiết, kỳ lạ nhất là cách họa sĩ đã vẽ ra nó - Ảnh 1.

 

 

Bức “Cô gái trong mưa”

 

 

3 người mua tranh đều vội vã trả lại trong sợ hãi

Tác giả bức hoạ chính là nữ hoạ sĩ tên tuổi đến từ Ukraine, Svetlana Terets. Tương truyền, bức hoạ đặc biệt này ngay khi được đem triển lãm đã gây sức hút cực kì lớn và được đón nhận vô cùng nồng nhiệt. Nhiều người mua chấp nhận trả giá cao để sở hữu tác phẩm độc đáo. Tuy nhiên, không hiểu sao, người mua cứ mua tranh đem về nhà lại liền đem trả lại.

Người mua đầu tiên là một nữ doanh nhân sống một mình. Cô ấy treo nó trên tường trong phòng ngủ và sau 2 tuần, Svetlana nhận được một cuộc gọi vào đêm muộn từ người phụ nữ nói rằng: “Làm ơn hãy lấy lại bức tranh đó đi, tôi không ngủ được! Cảm giác như có người khác trong căn hộ của tôi vậy! Tôi thậm chí còn tháo nó xuống và giấu nó sau tủ, nhưng tôi vẫn có cảm giác này”.

TIN LIÊN QUAN

Chủ nhân thứ hai của “Cô gái trong mưa” cũng trả lại bức hoạ vài ngày sau khi mua. Ông ta nói thường cảm thấy dường như người phụ nữ trong tranh thật sự hiện diện tại đó và đang nhìn mình. Ông còn thường xuyên bị đau đầu dữ dội.

Cho đến khi “Cô gái trong mưa” bị trả đến lần thứ 3 với lý do tương tự, người ta bắt đầu xôn xao, đồn đại rằng bức hoạ này đã bị nguyền rủa. Svetlana Terets từ đây cũng đành “xếp kho” tác phẩm của mình, chấp nhận bức hoạ đẹp xuất thần trở thành tranh cấm.

Bức tranh “ma ám” nổi tiếng nhất thế giới: Cả 3 người từng mua đều vội trả lại vì một chi tiết, kỳ lạ nhất là cách họa sĩ đã vẽ ra nó - Ảnh 3.

Svetlana Terets – nữ danh hoạ người Ukraine

Câu chuyện khó tin về cách “Cô gái trong mưa” được hoàn thành

Người ta nói rằng nữ hoạ sĩ người Ukraine đã lấy cảm hứng từ một người phụ nữ lạ mặt để tạo ra “Cô gái trong mưa”. Hôm đó, khi đang thả hồn trong phòng vẽ, Svetlana bỗng đứt mạch cảm hứng. Ngoài trời đang mưa lớn, cô buồn chán đến bên ô cửa sổ, tay cầm ly cà phê lặng nhìn khung cảnh ẩm ướt bên ngoài.

TIN LIÊN QUAN

Svetlana Telets sau này tiết lộ bà đã hoàn thành bức tranh trong vòng 5 tiếng đồng hồ, điều kỳ lạ là bà vẽ trong “vô thức” như thể có ai đó cầm tay bà, uốn lượn ngòi bút tạo ra tác phẩm nghệ thuật mang nhiều bí ẩn khó lòng lý giải.

Không ít giả thiết được đưa ra để tìm cách hoá giải uẩn khúc phía sau bức tranh chân dung đặc biệt. Điển hình và được đồng tình nhiều hơn cả là sự giải thích về cách dùng màu của hoạ sĩ khi sáng tác “Cô gái trong mưa”.

Cô gái trong đó mặc váy đen, đội mũ đen và rõ ràng khuôn mặt trắng bệch của cô chính là thứ đánh vào thị giác người nhìn đầu tiên. Chiếc mũ màu đen, hình ảnh cặp sừng dài của quỷ tây và tông màu u ám sẽ gợi bầu không khí trầm mặc, u ám. Nếu chỉ xem nó vào ban ngày, bạn sẽ không nhìn ra những điều kỳ lạ.

Tuy nhiên, do tông màu của bức tranh tương đối xám xịt, chỉ có 2 màu đen và trắng được sử dụng trong đó màu đen chiếm ưu thế. Đây là lý do vì sao vào ban đêm, khi ánh sáng yếu hơn, lớp sơn trắng sẽ tự nhiên tạo được độ bóng. Lúc này nếu nhìn vào bức hoạ, sẽ thấy đôi mắt cô gái dường như đang mở. Thật không may, đó là ánh mắt trống rỗng và cực kì đáng sợ.

Bức tranh “ma ám” nổi tiếng nhất thế giới: Cả 3 người từng mua đều vội trả lại vì một chi tiết, kỳ lạ nhất là cách họa sĩ đã vẽ ra nó - Ảnh 5.

Đôi mắt của cô gái được cho chính là chi tiết ẩn chứa bí mật đằng sau

Hơn nữa, nếu bức hoạ được treo trong phòng ngủ với lượng ánh sáng ít ỏi, người nhìn sẽ dễ dàng bị đánh lừa thị giác và cảm thấy như cô gái trong tranh đang hướng mắt về mình.

Về lâu dài, trong tiềm thức, họ sẽ dần bị ám ảnh bởi chính “trí tưởng tượng” của mình và trở nên khiếp sợ bức chân dung. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người thường không treo tranh chân dung trong phòng ngủ.