Một bài toán những tưởng đơn giản ai ngờ lại có cách hiểu hóc búa khiến không chỉ học sinh mà ngay cả phụ huynh cũng lặng người sau khi nghe giải thích.

Học sinh tiểu học thường được làm quen với những phép tính toán đơn giản. Những bài toán cộng, trừ, nhân, chia không quá phức tạp sẽ giúp các em học sinh mở mang tư duy toán học, đồng thời nhận diện và tạo đà để phát triển bộ môn toán về sau. Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều trường tiểu học bắt đầu chuộng cách ra đề theo hướng phân tích tư duy logic, đòi hỏi học sinh không chỉ áp dụng công thức mà còn biết phán đoán, suy luận theo thực tiễn.

Nhiều học sinh tiểu học phải chịu 'bó tay' trước những bài toán hóc búaNhiều học sinh tiểu học phải chịu “bó tay” trước những bài toán hóc búa
Minh chứng như một bài toán được phụ huynh ở Trung Quốc chia sẻ lên mạng xã hội gần đây làm dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi. Người phụ huynh này bày tỏ sự bức xúc và hy vọng cộng đồng mạng có thể nói một câu công bằng cho anh và người con trai mới vào tiểu học.

Bài toán với phép tính 100 chia 10 được con trai của người phụ huynh ra đáp án bằng 10. Những tưởng câu trả lời hoàn toàn chính xác, ai ngờ hôm sau đến trường mới biết đáp án trên đã bị cô giáo gạch sai. Người phụ huynh không nén được tức giận, lập tức đến trường tìm gặp cô giáo vì cho rằng điểm số đã bị sai lệch.


Bài toán của học sinh bị cô gạch sai vì cho rằng chưa suy nghĩ cặn kẽBài toán của học sinh bị cô gạch sai vì cho rằng chưa suy nghĩ cặn kẽ
Tuy nhiên, khi đến nơi, cô giáo mới cho người phụ huynh xem đề toán ban đầu: Đoạn đường sắt dài 100m được nối liền bằng những thanh ray dài 10m. Hỏi cần tất cả bao nhiêu thanh ray để hoàn thành đoạn đường sắt này?

Cô giáo lý giải, nếu học sinh ra phép toán 100:10=10 là sai đáp án vì thực tế để hoàn thành đường sắt thì cần ít nhất 2 thanh ray song song trên mỗi đoạn đường. Như vậy, phép toán bài này phải là (100 x 2) : 10 = 20 thì mới hợp lý.

Cô giáo khẳng định: “Bài toán trên không chỉ rèn luyện khả năng tính toán của trẻ mà còn giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và logic bám sát vào thực tế, không bị thụ động vào đề bài ở trường lớp”.
Phụ huynh cho rằng có nhiều đứa trẻ 7-8 tuổi còn chưa từng được nhìn thấy đường sắt thì làm sao giải bài này?Phụ huynh cho rằng có nhiều đứa trẻ 7-8 tuổi còn chưa từng được nhìn thấy đường sắt thì làm sao giải bài này?


Thế nhưng, người phụ huynh không đồng tình với cách giải thích của cô giáo. Người này cho rằng cô giáo đang cố tình “lươn lẹo” vì thực tế một đứa trẻ 7-8 tuổi thì không thể có suy nghĩ, phán đoán như người lớn. Hơn nữa, đề tài cũng không nói rõ rằng đây là câu hỏi “mẹo” nên học sinh không thể chủ động giải bài tập.

Nhiều phụ huynh trên mạng cũng đồng tình với quan điểm của người phụ huynh trên. Họ nhận xét: “Bạn đang làm bài kiểm tra Toán hay trả lời câu hỏi trí khôn vậy? Có những đứa trẻ thậm chí còn chưa từng nhìn thấy đường sắt bao giờ, làm sao có thể biết đường sắt phải tạo từ 2 thanh sắt song song?”, “Một đứa trẻ tiểu học thì không thể có nghiên cứu về đường ray xe lửa, giáo viên 30 tuổi vì sao lại ra đề tài thiển cận như vậy?”…