Phim Việt ra thế giới không chỉ riêng lẻ như Mai của Trấn Thành mà phải là một luồng phim Việt ra rạp ngoại. Phim Việt đã và đang làm được.
Hai Phượng, Lật mặt 6, Mai, Người vợ cuối cùng, Kẻ ăn hồn nằm trong luồng phim thương mại Việt ra thế giới – Ảnh: ĐPCC
Phim Việt “ra thế giới” theo hình thức nào cũng cần khuyến khích, ủng hộ, đừng buông những lời dè bỉu dạng như “có vậy mà cũng đòi ra thế giới”, “chưa đủ trình ra thế giới”.
Bởi khi một bộ phim được tổ chức nước ngoài lựa chọn – dù là để chiếu rạp thương mại kiếm tiền hay chiếu ở liên hoan phim cho giới phê bình, giới chuyên môn – đó vẫn là một sự lựa chọn thông qua ban bệ, giám tuyển, phục vụ lợi ích nhất định cho họ về kinh doanh hoặc về uy tín, danh tiếng.
Trang tin Deadline (Mỹ) vừa nhận định rằng thị trường điện ảnh Việt Nam đang là một trong những thị trường điện ảnh phát triển nhanh nhất châu Á, thể hiện qua doanh thu bắt đầu tiệm cận top cao của quốc tế trong năm 2023 và 2024.
Khi xem phim Việt vẫn chỉ là khán giả Việt
Riêng về dòng phim thương mại, trước Mai của Trấn Thành, đã có hơn 10 phim Việt được chiếu rạp thương mại quốc tế, tạo thành một luồng phim chiếu rạp quốc tế – điều mà nhiều nhà làm phim đã bày tỏ mong muốn với Tuổi Trẻ từ nhiều năm trước.
Đó là: Hai Phượng của đạo diễn Lê Văn Kiệt và nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, Lật mặt 5 và Lật mặt 6 của đạo diễn Lý Hải, Kẻ ăn hồn và Chuyện ma gần nhà của Trần Hữu Tấn, Bố già và Nhà bà Nữ của Trấn Thành;
Người vợ cuối cùng và Thiên thần hộ mệnh của Victor Vũ, Thang máy của Peter Mourougaya (đạo diễn nước ngoài làm phim Việt Nam), Đất rừng phương Nam của Nguyễn Quang Dũng…
Hai Phượng (năm 2019) của Ngô Thanh Vân là một trong những phim Việt đầu tiên được chiếu song song ở Việt Nam và Mỹ – Ảnh: ĐPCC
Không phải phim nào cũng đạt doanh thu triệu USD ở nước ngoài như Mai và Bố già. Và dù là ở nước ngoài nhưng những khán giả đến rạp xem phim Việt Nam vẫn chủ yếu là người Việt, gốc Việt.
Điều này không có gì đáng để dè bỉu, chỉ đơn giản là nền điện ảnh của chúng ta chưa thực sự nổi tiếng, các phim cũng có tính địa phương quá cao nên chưa thu hút khán giả quốc tế.
Phim Mai của Trấn Thành hiện thu hơn 540 tỉ đồng (tính cả thị trường quốc tế), hiện vào top 20 phim ăn khách nhất thế giới năm 2024 (nhiều khả năng sắp tới có thể tụt hạng nhưng đây vẫn là một tín hiệu vui).
Các phim trăm tỉ khác của Việt Nam cũng đạt mức hàng triệu USD theo tỉ giá hối đoái, không tệ so với một nền điện ảnh thương mại vẫn còn non trẻ (phim thương mại đầu tiên là Gái nhảy, ra mắt cách đây 21 năm).
Với các thị trường điện ảnh lớn và lâu đời khác, đặc biệt là càng về những năm gần đây, những bộ phim được xếp vào nhóm xuất sắc nhất thường không phải là những phim có doanh thu cao nhất.
Bố già và Mai của Trấn Thành đều đạt doanh thu trên 1 triệu USD tại Mỹ, khán giả chủ yếu là người Việt, gốc Việt – Ảnh: ĐPCC
Điều đó tồn tại ở mọi nền điện ảnh chứ không riêng Việt Nam. Bởi luôn có một độ chênh nhất định giữa đỉnh cao nghệ thuật điện ảnh và phạm vi, giới hạn thưởng thức của số đông.
Oppenheimer – bộ phim vừa đại thắng Oscar vừa thu gần tỉ USD – vẫn là trường hợp hiếm cân bằng được hai yếu tố.
Còn Barbie – bộ phim thu 1,38 tỉ USD, ăn khách nhất thế giới năm 2023 và ăn khách nhất lịch sử 100 năm của hãng Warner Bros., lại nhận rất nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng và trượt rất nhiều giải thưởng điện ảnh quan trọng.
Và con đường khác
Và không chỉ cần dòng phim thương mại, điện ảnh Việt vẫn cần ra thế giới theo một con đường khác nữa qua dòng phim nghệ thuật.
Liên tiếp những năm qua, Việt Nam có Ròm đoạt giải cho phim đầu tay hoặc phim thứ hai xuất sắc (New Currents) tại LHP Busan, Bên trong vỏ kén vàng đoạt giải Camera vàng tại LHP Cannes, Cu Li không bao giờ khóc đoạt giải Phim đầu tay xuất sắc tại LHP Berlin…
Cu Li không bao giờ khóc của Phạm Ngọc Lân là phim Việt mới nhất đoạt giải ở một liên hoan phim hàng đầu thế giới (Berlin) – Ảnh: Berlinale
Điều đáng nói là vẫn còn nhiều phim nghệ thuật Việt đã và đang trong quá trình sản xuất và nhờ những thành công nhất định trong các năm qua, tiếp tục nhận được sự chú ý từ các ban tổ chức LHP.
Một điểm chung nữa, đó vẫn là những thành tích dành cho phim đầu tay, những bộ phim khởi đầu sự nghiệp. Luồng phim nghệ thuật Việt Nam tỏa sáng ở nước ngoài vẫn trông đợi độ trường sức trong sáng tạo từ các nhà làm phim tài năng này.
News
Luyện thanh “không giống ai” của Chế Linh: Nhốt mình trong phòng kín và… xe taxi?
Dành cả cuộc đời để hát Bolero, danh ca Chế Linh thổ lộ, ông chỉ có một ao ước đó là cống hiến giọng hát của mình đến hơi thở cuối cùng để góp phần giữ gìn dòng nhạc này….
Chế Linh: Tình duyên trắc trở, nhiều lần đối diện với những tin đồn ác ý
Chế Linh là một ca sĩ được nhiều người biết đến, anh là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu, không giống như trên sân khấu cuộc đời và chuyện tình cảm của…
Nam Em bị VTV gọi tên sau loạt phát ngôn ồn ào: Cần áp dụng ngay biện pháp mạnh tay để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến xã hội
Nam Em bị gọi tên trên sóng VTV sau khi lên tiếng bóc trần những vấn đề đời tư cá nhân trước đám đông hiếu kì trên mạng xã hội. Mới đây, Nam Em đã bị ‘điểm mặt, chỉ tên’…
Vợ Tuấn Hưng từng đóng MV cho Duy Mạnh: Nam ca sĩ lên tiếng gay gắt, netizen “hóng” drama mới?
Chia sẻ “chấn động” của Tuấn Hưng về Duy Mạnh, chuyện gì đây? Mới đây, Tuấn Hưng bỗng đăng đàn với dòng status thẳng thắn nhắc đến Duy Mạnh và bà xã Hương Baby của mình. Theo đó, sau khi…
Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là “hoa hậu” màn ảnh một thời
Thời gian gần đây, nữ diễn viên Khánh Huyền liên tục xuất hiện trong các clip nấu ăn của Huỳnh Anh Tuấn. Không những vui vẻ nấu ăn cùng nhau, Khánh Huyền “xắn tay” phụ Huỳnh Anh Tuấn dọn dẹp,…
Nghệ sĩ Thanh Hiền ‘Lật mặt 7’ của Lý Hải: “Bén duyên diễn xuất năm 51 tuổi, 70 tuổi mới có vai chính đầu tiên. Từng bị quỵt tiền cát-xê”
Bén duyên diễn xuất từ năm 51 tuổi, sau 20 năm, nghệ sĩ Thanh Hiền có vai chính điện ảnh đầu tay, trở thành nữ chính lớn tuổi nhất màn ảnh Việt. Nghệ sĩ Thanh Hiền sinh năm 1954 tại…
End of content
No more pages to load