Tư Mã Ý khi phát động chính biến đã giết con cháu nhà họ Tào và thân tín của họ, gây ra cái chết cho 7.000 người. Con số này quả thực quá khủng khiếp, một việc làm đáng sợ như vậy, tại sao không ai ngăn chặn?

Tào Tháo có nhiều bề tôi trung thành, vì sao khi Tư Mã Ý tạo phản, giết 7.000 người trong gia tộc Tào Thị, không ai đứng ra ngăn chặn? - Ảnh 4.

 

Hình ảnh nhân vật Tư Mã Ý trên phim.

 


Hình ảnh nhân vật Tư Mã Ý trên phim.

Thời kỳ Tam Quốc xuất hiện rất nhiều mưu sĩ nổi tiếng, trong số ấy nổi bật nhất chắc chắn là Gia Cát Lượng. Nhưng khi ấy cũng tồn tại một nhân vật khiến cho Gia Cát Lượng phải đau đầu, đó chính là Tư Mã Ý, đối thủ lâu năm.

Có thể nói Tư Mã Ý là người đa mưu túc trí, giấu kín tài năng nhiều năm, không mấy thể hiện mình, thế nhưng ông lại phát động được chính biến lăng Cao Bình, giết hại con cháu nhà họ Tào và thân tín của họ, gây ra cái chết cho hơn 7.000 người.

Khi Tào Tháo còn sống, ông hết sức chú trọng việc thu hút nhân tài, đáng lẽ phải có rất nhiều thuộc hạ cũ vô cùng trung thành mới phải, nhưng tại sao những người này không phản đối việc làm của Tư Mã Ý?

Thực ra, để trả lời cho câu hỏi này không khó. Có hai lý do như sau:

Thứ nhất, vào thời điểm xảy ra sự biến lăng Cao Bình, thuộc hạ cũ của Tào Tháo chẳng còn lại mấy người. Tư Mã Ý vốn đã trẻ hơn Tào Tháo, vào thời điểm Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý đang độ tuổi tráng niên, vả lại Tư Mã Ý hết sức chú trọng việc che giấu thực lực của mình.

 

Để tránh bị Tào Tháo để mắt tới, thậm chí Tư Mã Ý còn không ngại giả bệnh suốt mấy chục năm, bởi thế sau khi Tào Tháo qua đời, âm mưu của ông càng không bị ai phát giác.

Tào Tháo có nhiều bề tôi trung thành, vì sao khi Tư Mã Ý tạo phản, giết 7.000 người trong gia tộc Tào Thị, không ai đứng ra ngăn chặn? - Ảnh 2.




Tư Mã Ý là hình tượng mà người đời sau nói về bậc thầy ẩn nhẫn trong thiên hạ. Chính nhờ giỏi ẩn nhẫn, giấu tài năng nên cuối cùng, ông mới có thể giành được thiên hạ từ tay gia tộc họ Tào. (Hình ảnh nhân vật Tư mã ý trên phim).

Trong suốt những năm đó, Tư Mã Ý đã âm thầm bồi dưỡng được rất nhiều môn sinh, thế lực ngày càng to lớn, trong khi đó những thuộc hạ cũ của Tào Tháo người thì già yếu, người thì khuất núi, đã chẳng còn sức chống đối lại Tư Mã Ý nữa.



Thứ hai, trong triều đình nhà Ngụy khi đó quả thật không có ai để dùng được. Cho dù con cháu nhà họ Tào và những thuộc hạ cũ của Tào Tháo đều vô cùng bất mãn trước việc làm của Tư Mã Ý, nhưng vì không có bất cứ người nào có thể tài tranh cao thấp được với nhân vật này nên đành lực bất tòng tâm.




Ngay đến thứ quan trọng nhất của một tập đoàn chính trị thời điểm đó là binh quyền, phần lớn cũng đều đã giao vào tay Tư Mã Ý. Trong tay con cháu nhà họ Tào không có binh tướng, lại không có nhân tài, tuy trong lòng vô cùng căm hận Tư Mã Ý nhưng cũng chỉ biết cố mà nín nhịn.




Ngày 5 tháng 2 năm 249, thiếu đế Tào Phương đến lăng Cao Bình bái yết mộ Minh đế, anh em Tào Sảng cùng thân tín đều đi theo hộ tống. Tư Mã Ý đã thừa cơ phát động chính biến.

Ông đã triệu tập 3000 tử sĩ, lấy danh nghĩa của Thái hậu, đóng kín các cổng thành, sau đó nhanh chóng chiếm dụng kho vũ khí và tiếp quản quyền điều động binh lính vốn thuộc về Tào Sảng.

Với một loạt các hành động nhanh gọn kể trên, Tư Mã Ý đã nhanh chóng nắm trong tay toàn bộ kinh thành Lạc Dương trước khi diệt trừ Tào Sảng.

Cũng nhân dịp chính biến này, Tư Mã Ý đã tiến hành thanh trừ thế lực tôn thất họ Tào trong triều. Tuy rằng Tư Mã Ý đã giết hại đến 7.000 người trong gia tộc của nhà họ Tào và thân tín của họ, khiến sức mạnh của nhà họ Tào chịu tổn thất nặng nề, nhưng những thuộc hạ cũ của Tào Tháo cũng chỉ có thể nhắm mắt làm ngơ, bởi họ quả thật không có sức để can thiệp.



Sau chính biến, họ Tư Mã lên cầm quyền, làm đại thần phụ chính nắm toàn bộ quyền lực, từng bước khống chế triều chính Tào Ngụy, xây dựng căn cơ cho Tư Mã Viêm sau này lập nên nhà Tấn thay thế nhà Ngụy.