Theo Tổng cục Thống kê, nhóm hộ giàu nhất (gồm 20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân đạt 10,23 triệu đồng/người/tháng năm 2022, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất.
Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022 do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm trước đó.
Vùng nào có thu nhập bình quân tháng cao nhất?
2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư sau đại dịch Covid-19. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.
Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 trđồng/người/tháng(tăng 10,3 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).
Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng/người/tháng). Vùng có thu nhập bình quân thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng/người/tháng).
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành năm 2022 đạt 4,67 triệu đồng (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân đạt 10,23 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1).
Năm 2022 so với năm 2021, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng từ tiền lương, tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2 điểm %), thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3 điểm %), thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9 điểm %), thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 27,7 điểm %).
Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,3% năm 2022.
Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,6% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%)
Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 1,5%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (55,2%). Điều này cho thấy rằng, sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị.
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình.
Sự bất bình đẳng trong chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) và nhóm nghèo nhất (nhóm 1) là 3,2 lần năm 2022, với chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 gần 4,1 triệu đồng so với gần 1,3 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1.
Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).
Theo cơ quan thống kê, mặc dù chi tiêu bình quân đầu người giảm nhưng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng so với năm trước, đánh dấu sự phục hồi của đời sống hộ gia đình sau đại dịch.
Bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn tồn tại giữa các khu vực thành thị nông thôn, các vùng và giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao; do vậy các chính sách phục hồi sau đại dịch cần trọng tâm vào nhóm người yếu thế hơn trong xã hội.
News
Tìm thấy thi thể bé 8 tuổi ở Đồng Nai dưới giếng sau 3 ngày mất tích
Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể bé trai T.M.P. (8 tuổi) dưới một giếng bỏ hoang gần nhà. Đến sáng 6/5, sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm, thi thể…
Khám nhà kẻ cho vay ‘tín dụng đen’ với lãi suất ‘cắt cổ’, phát hiện 2 súng dài 1,2 m
Từ đầu năm 2023 đến khi bị bắt, 2 đối tượng ở Thanh Hóa đã cho nhiều người dân vay tiền với lãi suất “cắt cổ” 182,5%/năm, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng. Ngày 5-5, tin từ Công…
Xe tải lao vào nhà dân ven đường, 2 người chết, 5 người bị thương
7 người dân ở Sơn La đang ngồi uống nước ở nhà ven quốc lộ 6 thì chiếc xe tải bất ngờ lao vào làm 2 người tử vong, 5 người bị thương. Hiện trường vụ tai nạn làm 1…
Một số đại biểu Quốc hội đã ‘tự mình tước đi’ quyền miễn trừ
Pháp luật trao cho đại biểu Quốc hội đặc quyền miễn trừ là để đại biểu có sự độc lập và tự do trong thực hiện nhiệm vụ, sứ mạng đại biểu cao cả. Quyền miễn trừ không phải là…
Bắt khẩn cấp lái xe đầu kéo tông nhà dân làm 8 người thương vong
Công an huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đang điều tra làm rõ vụ xe đầu kéo tông nhà dân làm 8 người thương vong… Ngày 6-5, tin từ Công an huyện Yên Châu (Sơn La), trên địa bàn vừa…
Chồng cầm dao chém vợ tử vong do xích mích, ghen tuông tình cảm ở Phú Thọ
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa xảy ra vụ việc người chồng cầm dao chém vợ tử vong ở xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh, nguyên nhân ban đầu được xác định do xích mích, ghen tuông tình cảm…
End of content
No more pages to load