Pháp luật trao cho đại biểu Quốc hội đặc quyền miễn trừ là để đại biểu có sự độc lập và tự do trong thực hiện nhiệm vụ, sứ mạng đại biểu cao cả. Quyền miễn trừ không phải là công cụ để đại biểu lợi dụng nhằm thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, vụ lợi cá nhân.
Thời gian qua, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bị khởi tố, bắt giam khiến dư luận thắc mắc liệu ĐBQH ở nước ta có quyền miễn trừ hay không, nếu có sao họ vẫn không được… miễn trừ? Ví dụ gần nhất là ông Dương Văn Thái, bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; ông Thái bị bắt trước khi bị bãi nhiệm ĐBQH.
Theo Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), nội dung quyền miễn trừ bao gồm hai khía cạnh là quyền không chịu trách nhiệm và quyền bất khả xâm phạm. Quyền không chịu trách nhiệm có nghĩa là các ĐB dân cử sẽ không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý về những phát ngôn và hành vi biểu quyết của mình. Còn quyền bất khả xâm phạm bảo đảm cho các ĐB dân cử có những tự do nhất định về mặt thân thể.
Nếu như quyền không chịu trách nhiệm bảo vệ các ĐB dân cử khỏi những trách nhiệm phát sinh từ những lựa chọn hay lá phiếu mà họ bỏ thì quyền bất khả xâm phạm tập trung bảo vệ ĐB dân cử trước việc bắt giữ hay bất kỳ hình thức tước đoạt tự do nào khác trong nhiệm kỳ của mình.
Ông Dương Văn Thái.
Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận quyền miễn trừ của ĐB dân cử. Về mặt lý luận và thực tiễn, ĐB dân cử nhận sự ủy thác trực tiếp từ nhân dân để thực hiện hoạt động giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước nên họ được trang bị các đặc quyền quan trọng, trong đó có quyền miễn trừ.
Quyền miễn trừ là bảo đảm pháp lý cần thiết để ĐB dân cử thực hiện các nhiệm vụ thiêng liêng mà không sợ bị đe dọa, bị bắt bớ chỉ vì lý do thù ghét… Đó là đặc quyền, là thượng phương bảo kiếm mà pháp luật trao cho ĐB dân cử để họ yên tâm nói lên tâm tư, nguyện vọng của nhân dân một cách chân thật và trung thực nhất…
Tuy nhiên, quyền miễn trừ không phải là vô hạn mà theo quy định của nhiều nước, nó chỉ được áp dụng đối với các hành động thực hiện nhiệm vụ ĐB trong nhiệm kỳ nghị viện. Nói cách khác, quyền miễn trừ chỉ bảo vệ các nghị sĩ trong các kỳ họp nghị viện và khi thực hiện nhiệm vụ của người nghị sĩ. Điều đó có nghĩa là nếu ngoài kỳ họp nghị viện và khi thực hiện các hoạt động với tư cách cá nhân và vì mục đích cá nhân thì nghị sĩ đó có thể là đối tượng của việc bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan.
Trường hợp ĐBQH lạm quyền, tùy tiện hoặc vi phạm pháp luật thì xem như ĐB đó đã bội tín với nhân dân. Lúc này, họ không còn xứng đáng với niềm tin của nhân dân nên sẽ bị “phế truất” quyền miễn trừ trước khi cơ quan pháp luật xử lý hình sự họ.
Ở nước ta, Điều 81 Hiến pháp 2013 quy định: “Không được bắt, giam giữ, khởi tố ĐBQH nếu không có sự đồng ý của QH hoặc trong thời gian QH không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ QH…”. Điều 37 Luật Tổ chức QH quy định rõ hơn về thủ tục thực hiện: “Việc đề nghị bắt, giam giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ĐBQH thuộc thẩm quyền của Viện trưởng VKSND Tối cao”.
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận khá đầy đủ quyền miễn trừ của ĐB dân cử theo thông lệ quốc tế. Cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng khẳng định quyền miễn trừ chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH. Trường hợp ĐBQH lạm quyền, tùy tiện hoặc vi phạm pháp luật thì xem như ĐB đó đã bội tín với nhân dân. Lúc này, họ không còn xứng đáng với niềm tin của nhân dân nên sẽ bị “phế truất” trước khi cơ quan pháp luật xử lý hình sự họ.
Điển hình như vụ bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái mới đây nhất hay vụ cựu bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan hồi tháng 3 vừa qua. Trước khi thực hiện các bước tố tụng, Viện trưởng VKSND Tối cao đều có đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét… đối với ĐBQH liên quan. Sau khi được Ủy ban Thường vụ QH ban hành nghị quyết đồng ý đề nghị này, cơ quan tố tụng mới khởi tố, bắt tạm giam cá nhân đó. Kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can, cá nhân này cũng bị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH. Kế đến, trong kỳ họp gần nhất, QH sẽ bãi nhiệm ĐBQH với cá nhân bị khởi tố…
Người dân trao quyền cho ĐBQH với kỳ vọng là các ĐB phải thực hiện những nhiệm vụ quan trọng liên quan đến quốc kế, dân sinh. Pháp luật trao cho ĐBQH đặc quyền miễn trừ là để ĐB có sự độc lập và tự do trong thực hiện nhiệm vụ, sứ mạng ĐB cao cả. Quyền miễn trừ không phải là công cụ để ĐB lợi dụng nhằm thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, vụ lợi cá nhân. Một khi ĐB “phản kèo”, bội tín với nhân dân, pháp luật sẽ tước bỏ đặc quyền miễn trừ ấy, đồng thời cho họ “hưởng” sự bình đẳng trong nhận lãnh sự trừng trị của pháp luật…
Trên hết, người dân luôn hy vọng tất cả ĐBQH đều lòng trong, mắt sáng khi thực hiện nhiệm vụ ĐB, xứng đáng với sự tín thác của nhân dân và đặc quyền miễn trừ mà pháp luật đã ban phát. Còn nếu vi phạm pháp luật, chính ĐB đã tự mình tước đi quyền miễn trừ.
News
Tìm thấy thi thể bé 8 tuổi ở Đồng Nai dưới giếng sau 3 ngày mất tích
Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể bé trai T.M.P. (8 tuổi) dưới một giếng bỏ hoang gần nhà. Đến sáng 6/5, sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm, thi thể…
Khám nhà kẻ cho vay ‘tín dụng đen’ với lãi suất ‘cắt cổ’, phát hiện 2 súng dài 1,2 m
Từ đầu năm 2023 đến khi bị bắt, 2 đối tượng ở Thanh Hóa đã cho nhiều người dân vay tiền với lãi suất “cắt cổ” 182,5%/năm, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng. Ngày 5-5, tin từ Công…
Xe tải lao vào nhà dân ven đường, 2 người chết, 5 người bị thương
7 người dân ở Sơn La đang ngồi uống nước ở nhà ven quốc lộ 6 thì chiếc xe tải bất ngờ lao vào làm 2 người tử vong, 5 người bị thương. Hiện trường vụ tai nạn làm 1…
Bắt khẩn cấp lái xe đầu kéo tông nhà dân làm 8 người thương vong
Công an huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đang điều tra làm rõ vụ xe đầu kéo tông nhà dân làm 8 người thương vong… Ngày 6-5, tin từ Công an huyện Yên Châu (Sơn La), trên địa bàn vừa…
Chồng cầm dao chém vợ tử vong do xích mích, ghen tuông tình cảm ở Phú Thọ
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa xảy ra vụ việc người chồng cầm dao chém vợ tử vong ở xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh, nguyên nhân ban đầu được xác định do xích mích, ghen tuông tình cảm…
Trúng nhiều gói thầu ‘khủng’, Công ty Cây Xanh Công Minh lọt ‘tầm ngắm’
Là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Bình Phước đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, Công ty TNHH Cây xanh Công Minh có tỷ lệ trúng thầu cao đến ‘bất thường’. Nhiều tỉnh được yêu cầu cung…
End of content
No more pages to load